Nỗi Ám Ảnh Của Diễn Viên Việt Trinh
Việt Trinh chia sẻ: “Tôi bị ám ảnh đòn roi khi nhớ về Người đẹp Tây Đô”
Sau gần 20 năm tham gia phim truyền hình , nữ diễn viên Việt Trinh chia sẻ : kinh nghiệm trường quay năm xưa là vốn liếng để cô tự tin với vai trờ đạo diễn hiện nay.
Mới đây, chị gây chú ý với khán giả khi tái hiện hình ảnh Bạch Cúc trong phim "Người đẹp Tây Đô". Duyên cớ nào khiến chị thực hiện bộ ảnh này?
Hơn 10 năm qua tôi rất lười chụp ảnh. Tưởng tượng giờ mà quần áo son phấn, tạo dáng dưới trời nắng thì ngán ngẩm lắm. Nhưng đúng là mọi thứ đều khởi nguồn từ cái duyên. Một ngày, bạn tôi - một chuyên gia make-up - bảo có một bạn chụp ảnh muốn tái hiện hình tượng Bạch Cúc của Người đẹp Tây Đô. Tôi nhẩm tính lại, năm nay cũng gần 20 năm kể từ khi bộ phim bấm máy. Và tôi đòi gặp nhiếp ảnh ngay, cùng xem lại phim rồi đi chụp kẻo "nguội" cảm xúc.
Chúng tôi chia ra mỗi người một việc, người đặt may áo dài, người tìm bối cảnh, đạo cụ... Ngôi từ đường ở Cần Thơ cho êkíp mượn làm bối cảnh cũng rất gần nhà chiến sĩ tình báo Lâm Thị Phấn - chính là "người đẹp Tây Đô" bằng xương bằng thịt mà tôi có vinh hạnh được hóa thân. Phải đến khi kết thúc buổi chụp, tôi mới được chủ nhà chia sẻ điều này.
Sự nghiệp và cuộc sống của chị thay đổi thế nào từ sau phim này?
Người đẹp Tây Đô là một trong những bộ phim truyền hình dài tập đầu tiên của Việt Nam. Nhờ sức hút của nó, tôi nhanh chóng trở thành cái tên đại chúng. Có hôm, tôi đạp xe chạy lòng vòng mấy ngã tư chỉ để tận hưởng cảm giác người ta í ới gọi mình là "người đẹp Tây Đô" hay "mợ Hai".
Cũng chính hiệu ứng từ phim, tôi được bầu show mời đi hát, giao lưu ở nhiều tỉnh thành. Nghĩ lại, tôi thấy mình thật liều vì hát có hay đâu. Trước một rừng khán giả Hà Nội, tôi hát một mạch bảy bài nhưng rồi khán giả vẫn muốn nghe thêm nữa, đến bài thứ tám tôi phải hát Cháu lên ba. Mà hoa thì nhiều vô kể, ngày nào diễn tôi cũng chở về cả trăm bó hoa.
Năm 1996 là lúc qua thời huy hoàng của xu hướng phim điện ảnh "mỳ ăn liền". Tôi và những đồng nghiệp khác như Lý Hùng, Diễm Hương... đều có những bước chững lại trong sự nghiệp. Bên cạnh đó, không phủ nhận tôi cũng bị bệnh "ngôi sao", hay đi trễ về sớm nên ít có đạo diễn dám mời.
Ban đầu, nhà sản xuất quảng cáo truyền hình kiên quyết lắc đầu khi đạo diễn chọn tôi. Chỉ khi đích thân tôi đến gặp và hứa sẽ chấp hành nghiêm chỉnh về giờ giấc, họ mới chịu ký hợp đồng. Đó cũng là bài học đắt giá cho tôi về đạo đức nghề nghiệp sau khi những vinh quang đầu đời đến quá nhanh.
Là một đạo diễn, chị làm thế nào để giải quyết tình trạng chung?
Khi là diễn viên, áp lực của tôi đơn giản là học thoại, nhập vai tốt. Còn làm đạo diễn, tôi phải chịu rất nhiều trách nhiệm để bảo đảm phim ra mắt đúng tiến độ, nhà sản xuất không bị lỗ vốn. Nói là thời nay chi phí đầu tư cho phim nhiều, nhưng cũng chỉ gói gọn khoảng 180-200 triệu đồng cho các khâu mỗi tập, gồm cả cát-xê. Vì vậy, tôi càng phải cố gắng để giữ được nếp cũ khi làm phim trong thời công nghiệp. Tôi yêu cầu diễn viên học kỹ kịch bản và giảm tối đa những hành động, lời thoại sống sượng.
Ở trường quay, tôi nghiêm khắc với diễn viên nhưng cũng phải hỗ trợ cho họ hết lòng. Chẳng hạn, trong phim Tìm chồng cho vợ tôi, tôi rất khó chịu khi thấy hai diễn viên chính đi lại trong phòng ngủ của mình mà cứ như ở trong khách sạn. Tôi ra lệnh khóa cửa phòng "nhốt" họ một tiếng để cả hai có thời gian hòa vào vai diễn. Không ít lần xảy ra bất hòa với diễn viên vì sự cầu toàn này, nhưng tôi tin rằng các em rồi sẽ hiểu cho mình.
Xem thêm cáo thông tin về tổ chức sự kiện, sản xuất phim Flypro Studio
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}