Gameshow Việt 'tra tấn' trẻ bằng... nước mắt
Bé Quỳnh Anh khóc ngất trong hậu trường Ảnh: THÀNH LUÂN
Khi vào hậu trường dịch vụ tổ chức sự kiện, Quỳnh Anh nước mắt ngắn dài, khóc nấc liên tục và không giữ được bình tĩnh. Vốn ốm yếu lại vừa bị cảm nên việc Quỳnh Anh khóc quá nhiều khiến gia đình, người thân, HLV và nhiều người xung quanh rất lo lắng cho sức khỏe của cô bé.
Đây không phải lần đầu tiên trẻ khóc sướt mướt, rũ rượi sau mỗi đêm thi như vậy. Trước đó, trong chương trình Bước nhảy hoàn vũ nhí, khi nghe Đoan Trang - Phan Hiển công bố chọn Hoàng Sơn, bé gái 8 tuổi Phương Trinh cũng bất ngờ thét lên và khóc òa. Cả đội phải vây quanh Trinh để an ủi, động viên nhưng cô bé càng khóc to hơn trên sân khấu.
Từ đầu 2 chương trình này đến nay, hầu như đêm nào nước mắt các bé cũng giàn giụa trên sân khấu và trong hậu trường. Ở các đêm thi trước, trong khi chờ đợi quyết định chọn và loại thí sinh, các bé Quỳnh Anh, Ngọc Anh, Hà Trang, Hoàng Anh... cũng khóc nấc vì sợ bị loại. Khi thí sinh vào hậu trường, gia đình phải tất tả tìm chỗ cho các em ngồi nghỉ ngơi. Họ động viên, an ủi rất lâu, các em mới bình tĩnh trở lại. Chứng kiến cảnh bé Quỳnh Anh gầy gò, mắt đỏ và sưng húp, mệt lả, sắp ngất vì khóc, không ít người chạnh lòng xót xa và lo lắng về những hậu quả xấu có thể không may xảy ra với em.
Thông thường, để tăng phần kịch tính của chương trình, các HLV đã đưa ra những phán quyết có phần do dự để làm người xem căng thẳng, hồi hộp. Đó cũng là quãng thời gian các thí sinh bị “tra tấn” tâm lý nặng nề nhất. Thật tội nghiệp khi nhìn các em đứng co rúm trên sân khấu, căng thẳng, hồi hộp chờ đợi những quyết định từ HLV một cách dài dòng. Không những vậy, luật loại của chương trình Bước nhảy hoàn vũ nhí còn khắc nghiệt hơn khi đặt 2 em cùng biểu diễn chung một tiết mục lên bàn cân rồi nhận xét, nhắc lại kỷ niệm những ngày tập chung, tình bạn bè…, sau đó loại 1 trong 2.
Rất nhiều khán giả và các bậc phụ huynh đã bày tỏ bức xúc khi xem chương trình: “Bắt các bé đứng trước bao nhiêu khán giả khi bị loại. Mà người loại thí sinh chính là HLV của các bé. Họ từng nói những lời ca tụng tài năng luyen thanh nhac của các bé ngay từ khi khuyến dụ thí sinh về đội mình. Kinh doanh kiểu này thì quá đau lòng con trẻ”; “Tôi không dám coi chương trình này và cũng không muốn cho con cháu của tôi coi vì trẻ con bị tổn thương quá nhiều”...
Dường như các em còn quá nhỏ, quá trong sáng để có thể chịu đựng những khắc nghiệt của các cuộc thi kiểu người lớn như vậy. Mặc dù hệ lụy khi khai thác, kinh doanh các chương trình truyền hình thực tế dành cho trẻ em đã được cảnh báo trước đó nhưng những nhà sản xuất vẫn muốn mạnh tay khai thác yếu tố kịch tính. Hình thức kinh doanh này đang bị dư luận, khán giả lên án bởi khi bị loại như thế, các em sẽ bị sốc về mặt tinh thần, ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý trẻ thơ.
Đừng để cho trẻ con phải tranh giành hơn thua như người lớn. Nên giữ cho các em luôn có một tâm hồn trong sáng, không bị hoen ố bởi những tì vết do chính người lớn tạo nên...
Theo Hạ Nguyên (Người Lao Động)
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}