BÍ MẬT ĐIỀU KHIỂN HƠI THỞ CỰC KỲ THÀNH CÔNG
Hơi thở là thành phần quan trọng nhất trong khi hát. Để điều khiển được giọng hát của mình, bạn phải có khả năng sử dụng đúng lượng hơi cần thiết để tạo ra được âm thanh mong muốn. Hơi thở cần được tập trung như một tia lazze vậy. Khả năng thở ra của bạn sẽ quyết định chất lượng, âm lượng, độ cao và âm sắc của giọng hát. Cách hít vào sẽ ảnh hưởng tới cách thở ra.
Đa số mọi người đều hít tự nhiên vào phổi trên của mình, khi đó vai và ngực sẽ cùng nâng lên. Khi không khí được hít vào trong phần ngực trên của bạn, bạn sẽ không thể kiểm soát hơi thở một cách chính xác. Với một ca sĩ (hoặc vận động viên bơi lội, điền kinh, hay tất cả những người cần phải điều khiển hơi thở của mình) việc dùng phổi dưới để thở rất quan trọng. Điều này có nghĩa là thay vì một hơi thở thẳng đứng làm cho người bạn nâng lên, hơi thở nên theo chiều ngang, làm cho cơ thể bạn nở ra.
Việc chủ động lấy hơi lúc khởi tấu cũng như trong bài hát, sẽ làm cho tiếng hát được đầy đặn và có năng lực hơn. Nhiều người than hơi của mình ngắn, hoặc tiếng yếu, một phần lớn, là không lấy hơi đúng cách, hoặc không ý thức để lấy hơi đúng lúc.
- Lấy hơi lớn :
Là lấy hơi một cách thong dong, không vội vàng, thường thực hiện ở chỗ có dấu lặng tương ứng với một phách trong nhịp độ vừa (giống như dấu chấm trong bài văn).
2. Lấy hơi nhỏ :
Là lấy hơi ngắn hơn, dưới một phách cho đến 1/4 phách, thường gặp ở cuối tiết nhạc (chi nhạc), (giống như dấu phẩy trong bài văn).
3. Lấy hơi trộm :
Là lấy hơi thật nhanh và nhẹ nhàng như là không lấy hơi vậy (không để người khác nhận ra). Thường áp dụng trong câu nhạc dài, cần lấy hơi bổ sung mà vẫn bảo toàn ý nghĩa lời ca, hoặc trong chỗ ngắt câu phù hợp với ý nghĩa lời ca. Ký hiệu bằng dấu phải ('), trong thanh nhạc dùng (v).
4. Cướp hơi :
Là lấy hơi thật nhanh và mạnh mẽ, thường xảy ra ở những đoạn nhạc sôi nổi, hùng tráng, hoặc lúc chuẩn bị cho cao trào của bài hát. Đây là một kỹ xảo cao trong nghệ thuật ca hát, cần phải chú ý rèn luyện công phu . - Thổi nến – (tập thở):
Thắp 1 ngọn nến để cách xa khoảng 50 cm hoặc hơn (ngồi trong phòng kín gió). Lấy hơi sâu và thổi thật đều hơi sao cho ngọn nến nó rung đều hoặc nghiêng đi 1 góc cố định nào đó cho đến khi dứt hơi. Mục đích là để ta có thể lấy được hơi dài và điều chỉnh hơi đều. - 2. Ngụp nước: để luyện âm “a” và "i” để phát âm được hay và chuẩn
Luyện âm “a” là dễ nhất trong tất cả các âm và âm “i” đúng là loại khó nhất. Âm i phải đẩy lên mũi thì ta sẽ hát được tốt và được tiếng đẹp hơn. Chính vì thế bài tập ngụp nước sẽ giúp chúng ta rất nhiều. -
2. Tập xì
-Khẩu hình mở theo âm “i” để lấy hơi như trên.
-Lấy hơi nhanh vào sâu tận đáy phổi (hạ hoành cách mô, bụng hơi căng).
-Và trương lồng ngực để hơi tiếp tục vào phần trên của hai lá phổi.
-Nén hơi trong giây lát.
-
3. Tập thổi bụi :
Cách chuẩn bị giống như tập xì : Sau khi nén hơi, thì môi chúm lại và cho hơi ra giống như ta thổi bụi trên bàn.
- Khi đã quen với thổi bụi đều đặn, nhẹ nhàng thì sẽ tập “thổi giấy”, cầm tờ giấy cách xa miệng 20 – 30 cm và thổi vào một góc giấy, gắng điều chế làn hơi sao cho tờ giấy luôn luôn giữ một vị trí cố định nào đó. Lúc đầu thổi nhẹ, càng ngày càng tập để thổi cho tờ giấy nâng cao góc hơn.
.
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}