Sự thật về những người làm ở công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp (P1)

Ở các nước phát triển, tổ chức sự kiện được coi là 1 ngành công nghiệp, nó hoạt động khá nhộn nhịp và bài bản. Ở nước ta, tổ chức sự kiện đến nay có lẽ cũng không còn là nghề mới mẻ như trước, nhưng trong thời kì kinh tế có nhiều biến động như hiện tại, thị trường sự kiện cũng có những ảnh hưởng nhất định tuy nhiên nó vẫn luôn sôi động và đầy sức sống như chính bản thân nó vậy .Chúng ta tiếp xúc và làm sự kiện hàng ngày, hàng giờ mà vô tình chưa định nghĩa được đó là tổ chức sự kiện. Chưa bàn vội đến những chương trình nghệ thuật lớn, những buổi trình diễn với âm thanh, ánh sáng hoành tráng, những bữa tiệc với dàn sao và thảm đỏ. Có thể đó là lễ đầy tháng, sinh nhật, đám giỗ hay tổ chức ăn uống họp mặt tại gia. Tất cả cũng đều trải qua các bước của 1 sự kiện, có chăng là thu gọn, và đơn giản hơn.

Thế nhưng ở Việt Nam hiện tại, chưa thực sự có trường lớp nào đào tạo 1 cách chuyên sâu đúng nghĩa về tổ chức sự kiện - nếu có thì cũng mới chỉ là một môn học trong lĩnh vực PR hay Quản trị nhà hàng- khách sạn. Đã có khá nhiều bài viết về đặc điểm cần có của một người quản lý sự kiện, về những gì để có thể trở thành một Chuyên gia tổ chức sự kiện đẳng cấp. Tuy nhiên xét trên con đường đầy khó khăn để trở thành một người tổ chức sự kiện, trên một khía cạnh khác, vô tình tự chúng ta lại có những đặc điểm rất giống nhau, và những đặc điểm này có thể đang là một cơn ác mộng đối với những người xung quanh… Và trong bài này, tôi muốn chỉ ra những điều xấu xí sinh ra từ chính công việc tổ chức sự kiện. Điều này rất cần thiết cho những bạn đang được đào tạo để trở thành một người tổ chức sự kiện hoặc đang nhăm nhe lao vào ngành công nghiệp sự kiện, để có thể biết trước được điều gì sẽ đến với mình trong tương tai. Bởi vì lĩnh vực này nếu chỉ có vốn liếng sách vở thì có lẽ sự khắc nghiệt mà nó mang đến sẽ đánh gục bạn bất kỳ lúc nào.

  1. Người Cầu Toàn hay Độc Đoán?

Để ý tới rất nhiều vấn đề chi tiết nhỏ xíu trong công việc, với những lý do rõ ràng. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi phải làm tất cả để đảm bảo tiêu chuẩn cao nhất được đáp ứng, và chúng tôi phải đấu tranh với các bên để đạt được điều này. Tuy nhiên mọi thứ sẽ chẳng thể sụp đổ nếu bạn không quản lý công việc đến từng li từng tí như thế. Bạn cần phải suy nghĩ trên đôi chân của mình và phản ứng ngay lập tức. Cần phải có một thần kinh thép, không được phép sụp đổ và phải kiểm soát tình hình, ngay lập tức chỉ đạo một kế hoạch hành động mới, cho thấy giá trị của người đứng đầu chỉ huy một sự kiện. Bạn phải thực sự “Keep Calm & Carry On”. Đôi khi có những sai lầm không thể tránh khỏi và hoàn toàn nằm ngoài kiểm soát của bạn. Vào những lúc thế này, bạn cần phải sử dụng não phải, tức là dựa trên trực giác nhiều hơn là những lý thuyết, phương pháp hay logic thông thường. Cố gắng giữ sức và kiểm soát khối lượng công việc của mình, nếu không thì bạn sẽ bị gục ngã với sự căng thẳng và lo lắng trong những sự kiện lớn. Thực ra đây là một điều rất tốt trong công việc của một nhà tổ chức sự kiện. Hãy luôn nhớ rằng nghề sự kiện được xây dựng trên teamwork, đó là cơ sở để thành công.

  1. Công việc, công việc và công việc…

Rất nhiều người ghen tị với vai trò của một nhà tổ chức sự kiện. Trong thực tế, đây là một công việc rất khó khăn. Nó là một quá trình lâu dài và nhiều áp lực để đảm bảo mọi thứ diễn ra theo kế hoạch. Nếu bạn đang tìm kiếm một sự ổn định thì đây không phải là nghề nghiệp dành cho bạn. Đúng là công việc có rất nhiều thú vị và thậm chí như kiểu một người quyền lực, nhưng không phải lúc nào cũng hấp dẫn như trong tưởng tượng. Hơn nữa, công việc sự kiện diễn ra có khi cả ngày lẫn đêm, bạn không thể có thời gian để thư giãn (thậm chí có khi còn chẳng có lúc nào để ăn). Sự linh hoạt là chìa khóa, và bạn phải làm việc không ngừng cho đến khi đảm bảo rằng tất cả đã sẵn sàng cho sự kiện của bạn.

  1. Bị ám ảnh bởi những công nghệ.

Một trong những công việc thường xuyên của chúng tôi là lướt Youtube xem các màn biểu diễn, phân tích và chém gió với nhau về cách thực hiện chúng. Đôi khi nó thể hiện đẳng cấp khác nhau giữa mỗi người. Đối với nghề nghiệp của chúng tôi, việc am hiểu và sử dụng các công nghệ mới vào sự kiện sao cho ấn tượng là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng.

  1. Những bí mật đằng sau sân khấu.

Một quan điểm sai lầm khác về nghề nghiệp của chúng tôi, đó là hạnh phúc làm sao khi mà lúc nào cũng được làm việc cùng những ngôi sao nổi tiếng, những đạo diễn, nhạc sĩ đẳng cấp cao…nhưng không hẳn thế. Tất nhiên, những gì xảy ra ở hậu trường thì để nó ở lại hậu trường, câu chuyện của cá nhân tôi thì tôi không kể ra ở đây làm gì. Và tôi nghĩ rằng mỗi một nhà tổ chức sự kiện đều có những câu chuyện “khó ngửi” của riêng mình với những nhân vật tự cao tự đại, thô lỗ, và không thể ưa nổi.

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN TẠI FLYPRO ENTERTAINMENT


luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn
THÙY DUYÊN
THÙY DUYÊN
Tư Vấn Thu Âm
093 847 6979
HỒNG UYÊN
HỒNG UYÊN
Sản Xuất Âm Nhạc
093 847 6979
THÚY NGA
THÚY NGA
Đào Tạo Nghệ Thuật
093 847 6979
VĂN CƯỜNG
VĂN CƯỜNG
Tổ Chức Sự Kiện
090 127 4479
NHƯ QUỲNH
NHƯ QUỲNH
Sản Xuất Phim
093 847 6979

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Hotline
chat_icon
Zalo
chat_icon
Messenger
Thu gọn Mở rộng