Sự cần thiết của việc học thanh nhạc và cách luyện tập

 FLYPRO công ty chuyên đào tạo ca sĩ, liên tục mở ra các lớp hoc thanh nhac, luyện thanh nhạc cho những người đam mê, có sở thích với ca hát và muốn các kỹ năng hát của mình tốt hơn. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin và đăng ký tham gia lớp học theo số 093.813.4479 Hoặc bạn có thể đến trực tiếp địa chỉ 891/10 Nguyễn Kiệm, p3, Quận Gò Vấp, tp HCM. Sau đây là những chia sẻ của chúng tôi về sự cần thiết của việc học thanh nhạc.

1. Khi hát, chúng ta khai thác các tính chất của âm thanh một cách đậm nét hơn là khi nói. Nên muốn hát cho tốt, cần phải tập luyện kỹ hơn là khi nói bình thường. Vậy chúng ta sẽ phải tập luyện gì ? Đối với các ca viên trong ban hợp ca, chúng ta không thể đòi hỏi họ luyện tập được như các ca sĩ chuyên nghiệp. Và dù nếu có thì cũng không nên để họ hát tự do theo lối hát mà họ hấp thụ được nếu nó không hoà giọng với toàn ban hợp ca. Đàng khác có những điểm trong lối hát ca kịch Tây phương (opéra) xem ra không đẹp và không phù hợp với tâm hồn người Việt Nam.

Trong lá thư đề ngày 6 tháng 3 năm 1987 từ hải ngoại gửi về cho học trò tại quê hương, nhạc sư Hải Linh đã căn dặn :

“Về phát âm cho ca đoàn : Tôi nghiêng về phía tiếng “naturelle” (giọng tự nhiên) hơn là (Voix travaillée” (giọng tập luyện) dành cho ca sĩ, theo quan niệm Tây phương. Họ quan niệm “Vibrato” (rung) bất cứ nốt nào ... còn nhạc Á đông, tuỳ hơi, tuỳ chỗ mới rung ... Lịch sử Hy-lạp và Á đông ưa nghe tiếng naturelle hơn travaillée. Thánh Ambroise tập hát cho dân chúng Milan theo naturelle. Mgr. (ĐGM) Hồ Ngọc Cẩn ra luật “Người Nam đừng hát giọng Tây”, phải tiếng hát “tự nhiên” cũng là vậy ... Nói thể để anh em nghĩ và tham bán chương trình thanh nhạc cho ca trưởng sao cho vừa cân, vừa lạng.”

Theo tinh thần đó, chúng ta sẽ chỉ học những kỹ thuật thanh nhạc nào phù hợp để không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của giọng người. Cụ thể là học về kỹ thuật hơi thở, về khẩu bình, về dội âm (cộng minh) ... để cho giọng hát đầy dặn, có năng lực, phô diễn được những câu nhạc dài ngắn, mạnh nhẹ, bổng trầm khác nhau một cách nhuẫn nhuyễn, dần dần thù đắc được một giọng hát khả quan hơn, mà lý tưởng hướng tới là một giọng hát đẹp tự nhiên và thoải mái, không bị các cố tật làm giảm thiểu sức truyền cảm của giọng hát.

2. Ngoài ra, chúng ta còn phải học xử lý ngôn ngữ làm sao cho tiếng hát luôn luôn rõ lời. Khi hát ngôn ngữ nào thì phải xử lý tiếng hát theo ngôn ngữ đó, không có mẫu chung cho mọi ngôn ngữ. Nhất là đối với ngôn ngữ Việt Nam, đơn vận đa thanh, các vần đóng nhiều hơn các vần mở, thì vấn đề rõ lời mà vẫn đẹp tiếng, vẫn ngân vang, quả là nhiều khi khó dung hoà. Vì thế người sáng tác cũng như người ca viên cần nắm vững các đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc, các đòi hỏi của nó, cũng như kinh nghiệm của tiền nhân trong quá khứ để xử lý ngôn ngữ dân tộc một cách xứng hợp với bản sắc riêng của dân tộc mình. Nếu không học, không biết, thì nhiều khi chúng ta dễ lầm lẫn, dẫn đến chỗ vọng ngoại, bắt chước người khác một cách máy móc, nếu không nói là nô lệ, làm cho tiếng hát dân tộc mất đi vẻ đẹp tự nhiên của nó.

 THỰC TẬP
Sau mỗi bài lý thuyết, sẽ có một số điểm thực hành. Không thể học hết lý thuyết rồi mới học thực hành, nên có những điểm thực tập trước rồi mới giải thích rõ ràng hơn ở những bài sau.

1. Tập lấy hơi :

a) Khẩu hình hé mở để lấy hơi vừa bằng mũi vừa bằng miệng.
b) Lấy hơi sâu vào tận đáy phổi bằng cách hạ hoành cách mô xuống, làm cho bụng và sườn căng ra.
c) Đồng thời trương lồng ngực mà vẫn căng bụng để hơi tiếp tục vào đầy cả phần trên của hai lá phổi (xem hình 3).
d) Nén hơi trong giây lát.
đ) Rồi thở ra từ từ bằng miệng, điều chế làn hơi sao cho đều.
2. Tập xì

a) Khẩu hình mở theo âm “i” để lấy hơi như trên.
b) Lấy hơi nhanh vào sâu tận đáy phổi (hạ hoành cách mô, bụng hơi căng).
c) Và trương lồng ngực để hơi tiếp tục vào phần trên của hai lá phổi.
d) Nén hơi trong giây lát.
đ) Xì hơi ra từ từ nhẹ nhàng, bằng cách đặt đầu lưỡi đụng giữa hai hàm răng khít. Điều chế làn hơi ra thật đều với tiếng xì nhẹ nhẹ từ 30 giây trở lên. Khi thấy gần hết hơi, thì xì thật mạnh một cái cuối cùng bằng cách ép bụng vào để đẩy hơi ra cho mạnh.
3. Tập mẫu luyện thanh

Mẫu I :
* Yêu cầu của mẫu 1 (lúc đầu tập các âm hàng a), còn hàng b), c) để tăng cường nếu có thì giờ).

1) Tập lấy hơi 1 phách theo khẩu hình ô - nén hơi.

2) Tập chữ M móc nối với chữ ô cho rõ ràng mà mềm mại.

3) Tập khẩu hình âm A, tập cuống lưỡi khi đọc âm Ngô, Nga.

Lưu ý : Khi đọc chữ Ngô, chữ Nga chỉ có cuống lưỡi làm việc, tuyệt đối không để cho hàm dưới nâng lên hạ xuống.

4) Hát đều tiếng, rõ từng âm, chưa cần để ý đến cường độ. Hát lên dần rồi xuống dần từng nửa cung, trong âm khu trung bình của từng loại giọng.

Ngoài mở các lớp học thanh nhạc FLYPRO còn có nhiều dịch vụ chuyên nghiệp khác như phòng thu âm, dịch vụ quay phim, quay video clip, Quay MV... cảm ơn vì đã lắng nghe chia sẻ của chúng tôi.
TD

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN TẠI FLYPRO ENTERTAINMENT


luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn
THÙY DUYÊN
THÙY DUYÊN
Tư Vấn Thu Âm
093 847 6979
HỒNG UYÊN
HỒNG UYÊN
Sản Xuất Âm Nhạc
093 847 6979
THÚY NGA
THÚY NGA
Đào Tạo Nghệ Thuật
093 847 6979
VĂN CƯỜNG
VĂN CƯỜNG
Tổ Chức Sự Kiện
090 127 4479
NHƯ QUỲNH
NHƯ QUỲNH
Sản Xuất Phim
093 847 6979

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Hotline
chat_icon
Zalo
chat_icon
Messenger
Thu gọn Mở rộng