PHONG TỤC ĐÓN TẾT TRUNG THU CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á

 

Tết Trung thu ra đời từ cách đây hơn 4.000 năm, thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm tức là vào giữa mùa thu. Tết Trung thu là một trong những ngày lễ quan trọng ở nhiều nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Mỗi nước có một cách đón Tết Trung thu riêng tùy theo phong tục tập quán của mình vì thế mà ở mỗi nơi lại mang một màu sắc độc đáo, thú vị riêng.

Tết trung thu của Việt Nam

Bên cạnh dịp Tết Nguyên đán, Trung Thu là một trong những lễ hội nổi tiếng và là ngày lễ truyền thống cho trẻ em Việt Nam. Ở Việt Nam, theo phong tục, vào ngày Trăng rằm tháng 8 âm lịch, người dân ban ngày sẽ làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ ngoài trời để cho trẻ em ăn mừng, phá cỗ Trung thu cũng như những người lớn trong gia đình thưởng trăng. Đối với một số nơi, bởi vì thời gian diễn ra lễ hội này thường là sau khi thu hoạch vụ mùa nên cũng thường được xem là lễ chúc mừng cho mùa thu hoạch.

Vào ngày này, mỗi khi ra đường, người ta sẽ cảm nhận được không khí vui tươi, rạo rực ngập tràn cả đất trời. Tiếng trẻ em trong xóm rước đèn náo nhiệt, tiếng trống múa lân nhộn nhịp, những món đồ chơi rực rỡ sắc màu như đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân…. ở khắp nơi. Tất cả tạo nên một không khí đặc trưng mỗi năm chỉ có một lần, vào ngày rằm tháng tám.

Trung thu còn là dịp con cháu trở về cùng đoàn tụ với gia đình, biếu bậc sinh thành những hộp bánh Trung thu, một trong những biểu tượng đặc trưng của ngày này. Không chỉ với người thân trong gia đình, trao gửi quà lẫn nhau giữa bạn bè, đồng nghiệp cũng khiến Tết Trung thu trở nên thân tình, ý nghĩa hơn. Bánh trung thu là bánh đặc trưng và chỉ có trong lễ hội này. Bánh Trung Thu được làm từ gia vị, trái cây sấy khô, thịt, trứng, hạt bí ngô, củ lạc có vị ngọt và rất ngon. Bánh Trung Thu tượng trưng cho May Mắn, Hạnh Phúc, Sức khỏe và Sự giàu có vào ngày trung thu.

Tết trung thu của Hàn Quốc

Lễ hội Trung thu là một trong hai ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc và còn được gọi là Chuseok. Đây là một lễ hội thu hoạch lớn và thường được tổ chức từ những đêm trước ngày rằm và chỉ kết thúc sau ngày 15/8 âm lịch.

Vào tết Trung thu, người Hàn Quốc thường được nghỉ làm để đón tết trong khoảng 3 đến 5 ngày. Đa số những người xa xứ đều cố gắng trở về nhà cùng ăn cơm với gia đình, tụ tập với bạn bè, mặc hanbok, tham gia những nghi thức truyền thống tại nhà và ăn loại bánh xốp truyền thống rất nhiều màu sắc đẹp mắt. Bánh Trung thu Hàn Quốc được gọi là Songpyeon, là loại bánh được làm từ bột gạo nếp, đậu xanh, đường, lá thông và có hình khuyết hoặc bán nguyệt . Đây cũng là dịp mà các thành viên trong gia đình Hàn Quốc cùng đi tảo mộ, dâng lên bàn thờ cúng tổ tiên món ăn được chế biến từ những sản phẩm mới thu hoạch như thịt cá, hoa quả, ngũ cốc...

Tết trung thu của Nhật bản

Người Nhật Bản gọi Tết Trung thu là Tsukimi hoặc Otsukimi (có nghĩa là “ngắm trăng”). Người dân Nhật Bản cũng có phong tục ngắm trăng giống như ở Việt Nam, thế nhưng, thay vì ăn bánh Trung thu, họ lại cùng nhâm nhi món bánh gạo nếp đặc trưng của đất nước mình. Người Nhật thường bày bánh này theo hình tam giác và đặt vào những nơi thoáng đãng để người ta có thể vừa ăn bánh vừa ngắm trăng. Trẻ em ở Nhật thường được bố mẹ mua cho lồng đèn cá chép để rước chơi, đèn lồng này tượng trưng cho sự dũng cảm.

Vì dịp Trung thu đúng vào mùa thu hoạch các loại cây trồng ở Nhật, thế nên người dân đã kết hợp tổ chức rất nhiều hoạt động ăn mừng nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với tự nhiên.

Tết trung thu của Trung Quốc

Trung thu là một trong những dịp lễ quan trọng đối với những người con Trung Quốc, là dịp để mọi người cùng về nhà đoàn tụ. Với mỗi vùng miền khác nhau, phong tục đón tết cũng sẽ có những nét biến tấu khác nhau, nhưng điểm chung nhất của tất cả các địa phương là nhà nhà treo đèn lồng đỏ, ăn bánh nướng, thưởng trà ngắm trăng.

Bên cạnh đó, người Trung Quốc còn tổ chức một số hoạt động hấp dẫn như thả đèn lồng, trả lời câu đố... trong thời gian diễn ra Tết Trung thu. Trong đêm Rằm mọi người sẽ thả đèn trên sông, thả đèn lồng Khổng Minh lên trời để cầu may mắn, hạnh phúc đến với gia đình và người thân. Người Trung Quốc cũng có lễ rước đèn cho trẻ em, múa lân sư rồng và chú tễu nhảy múa trên phố.

Tết trung thu của Thái Lan

Tết Trung thu ở Thái Lan còn được gọi là ngày lễ cầu trăng. Vào ngày này, tất cả mọi người từ già trẻ gái trai đều ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện. Trên bàn thờ được bày quả đào và bánh Trung Thu. Người Thái tin rằng, Bát Tiên sẽ giúp họ mang những quả đào lên chúc thọ Quan Âm và thần tiên sẽ ban điều tốt lành đến cho mình. Vì vậy, bánh Trung thu ở Thái Lan cũng có hình dáng như quả đào.

Ngoài các nước trên, tết Trung thu còn xuất hiện ở một số nước Đông Nam Á như Singapore, Philippine, Malays… nhưng thường chỉ do cộng đồng người Hoa sinh sống ở đây tổ chức.

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Hotline
chat_icon
Zalo
chat_icon
Messenger
Thu gọn Mở rộng