Những thiết bị thu âm tại nhà với chất lượng chuyên nghiệp


Dưới đây là những điều cần thiết để chuẩn bị thu âm tại nhà

  1. Máy tính và phần mềm làm nhạc
  2. Studio Monitors – Loa kiểm âm
  3. Studio Headphone
  4. Audio Interface
  5. Microphone
  6. Các tấm tiêu âm
  7. MIDI Controller và các thiết bị khác (tùy nhu cầu)


1. Máy tính và phần mềm thu âm /làm nhạc

Để chuẩn bị cho thu âm tại nhà bạn cần làm đầu tiền đó là phải có máy tính PC hoặc laptop cũng được.

Về cơ bản, máy tính và phần mềm làm nhạc sẽ giúp bạn:

  • Thu âm (với trang thiết bị đi kèm Soundcard hoặc Audio Interface)
  • Viết nhạc, phối khí (bạn có thể cần thêm Keyboard để tiện viết nhạc và ghi lại dưới dạng tín hiệu MIDI, với tôi thì không. Tôi viết nhạc hoàn toàn trên máy tính)
  • Mix nhạc (chèn hiệu ứng, căn chỉnh âm thanh…)
  • Làm Audio Mastering (Tạp chí MIX sẽ có 1 bài viết giới thiệu Mastering riêng)
  • Ghi đĩa CD/DVD, lưu trữ và chia sẻ các project âm nhạc

Máy tính thu âm

Tiêu chí cho máy tính thì rõ ràng: càng… khỏe càng tốt. Nhưng tôi khuyên bạn nên nhờ những người rành về phần cứng xây dựng cấu hình để bạn có 1 chiếc máy tính bền bỉ, mạnh mẽ và có khả năng nâng cấp tốt.

 

Phần mềm thu âm/làm nhạc (DAW – Digital Audio Workstation)

Cubase 7 – Phần mềm thu âm chuyên nghiệp

Cubase 7 – Phần mềm thu âm chuyên nghiệp

 

Phần mềm Cubase của hãng Steinberg là 1 trong những ứng cử viên sáng giá nhất. Dễ dùng, cực kỳ phổ biến, nhiều plugin (VST) miễn phí chất lượng tốt là điều tôi thích ở Cubase.

2. Studio Monitors (Loa kiểm âm phòng thu)

Studio Monitors là thành phần rất quan trọng trong hệ thống studio của bạn. Nhiều người còn gọi nó là loa kiểm âm – tức là kiểm tra âm thanh. Bản mix của bạn có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào nó.

Loa kiểm âm quan trọng chỉ sau đôi tai của bạn

Đó chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của loa kiểm âm.

Khi bạn nghe trên hệ thống studio monitors, mọi thứ trong bản mix đều nguyên bản hơn rất nhiều, bạn biết được bản mix của bạn thiếu gì, thừa gì, bị vấn đề gì. Nếu bạn nghe nhạc, thu âm, mix nhạc trên một hệ thống loa dân dụng (dù chất lượng cao đi nữa) thì thật sự quá khó khăn để rèn luyện đôi tai, và tạo ra những bản mix hay có thể nghe tốt trên nhiều hệ thống âm thanh khác. Vì âm thanh bạn nghe đã bị chất âm đặc trưng của đôi loa – mà các nhà sản xuất hay quảng cáo – làm SAI LỆCH.

3. Studio Headphone

 

Studio Headphone có 2 chức năng:

  1. Nghe nhạc nền và tín hiệu âm thanh đang thu (giọng hát, guitar…) trong quá trình thu âm
  2. Mix nhạc

Tương ứng với 2 chức năng này, Studio Headphone được thiết kế thành 2 dạng: Closed-Back và Open-Back.

  1. Closed-Back Headphone được thiết kế để cách ly tối đa các nguồn âm thanh khi đang thu âm. Nó phải ngăn không âm thanh nào thoát ra ngoài/lọt vào trong.
  2. Open-Back Headphone (thường đắt hơn Closed-Back Headphone) được thiết kế để tối ưu chất lượng âm thanh nhưng có điểm yếu là dễ bị lọt âm thanh ra ngoài. Vì thế, nó phù hợp để mix nhạc.
Mời các bạn đón xem phần 2 nhé >>>>>
 

 

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Hotline
chat_icon
Zalo
chat_icon
Messenger
Thu gọn Mở rộng