Những sai lầm thường gặp khi học đàn
Hôm nay mình sẽ chỉ ra những lỗi các bạn dàng mắc phải để các bạn rút kinh nghiệm và luyện tập hiệu quả hơn:
1. Không luyện tập đúng ngay từ đầu
2. Nôn nóng
Nhiều bạn bắt đầu học với mục đích đánh được một hoặc một vài bài tủ để kịp thời gian biểu diễn.Việc “học nhồi” có thể khả thi, nhưng quan trọng là bạn biết tự lượng sức mình. Để đánh được một bài nhạc bạn mong muốn, có rất nhiều những mục tiêu nhỏ cần phải xây dựng. Một số bản nhạc piano chỉ hay khi chơi đúng kĩ thuật staccato, tương tự với nhiều bản guitar đòi hỏi kĩ thuật chặn dây. Sự thuần thục một kĩ thuật là kết quả của sự rèn luyện rất nhiều kĩ thuật nhỏ khác. Vì vậy, bạn nên chia nhỏ mục tiêu để dễ động viên bản thân. Trường hợp cần phải tập gấp một bài nhạc để kịp tặng bạn bè vào một dịp nào đó, bạn nên nhờ người thông thạo hơn hướng dẫn cho bạn bản arrangement đơn giản hơn, hoặc đổi bài khi cần thiết.
3. Bỏ qua những bài tập ngón
Lúc ban đầu tập những bài tập ngón bạn sẽ thấy khá nhàm chán. Các bài tập thang âm của piano thường không có giai điệu, còn các bài chạy ngón của guitar hoặc ukulele thường khó nhớ. Tuy nhiên, càng tập luyện lên cao, bạn sẽ nhận ra những bài luyện ngón giúp tốc độ chơi nhạc nhanh hơn, trí nhớ về cung-quãng tốt hơn, v.v. Một cách bạn có thể làm những bài luyện ngón trở nên thú vị hơn là lọc ra một số đoạn intro hoặc một số câu solo đặc sắc của một vài bài nhạc bạn thích. Việc này khá phức tạp với những bạn mới tập, bạn có thể nhờ giáo viên hướng dẫn và sắp xếp các đoạn trích này theo mức độ khó tăng dần.
4. Thiếu đánh giá tổng thể
Những bạn tự học thường search tên bài hát, sau đó search tutorial, tập xong hết bài này đến bài khác. Tuy nhiên, cách học này không giúp bạn tiến bộ về lâu dài. Ví dụ như do tư thế bấm tay trái hơi khó, nên một số hợp âm guitar sẽ được đổi thành hợp âm khác dễ bấm hơn, hoặc bỏ hẳn. Dù vậy, việc đó không thể được khái quát hóa, nói cách khác, chưa hẳn là khi gặp những bài tương tự, bạn có thể thay thế hợp âm như bài trước, hoặc có thể tự động bỏ hợp âm. Vì thế, mỗi lần tập bài mới, các bạn gần như là phải vật lộn với cái mới hoàn toàn, trong khi nếu nắm được quy luật từ cơ bản, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
5. Không luyện tai nghe
Chơi nhạc thuần thục không chỉ đơn giản là việc quen tay. Chính những nhận xét rút ra được khi nghe nhạc mới giúp bạn chơi nhạc có cảm xúc hơn. Ngay cả nhiều bản arrangement nhạc rất đơn giản (ví dụ như piano tay phải có khi chỉ chơi có 4, 5 nốt nhạc – Lúc nào tiện mình sẽ record demo sau :p), nhưng nghe vẫn thú vị hơn rất nhiều so với một bản nhạc phức tạp mà người chơi quá gượng gạo vì phải cố gắng chạy ngón cho đủ nốt. Sự khác biệt nằm ở nhịp điệu, ngừng nghỉ, cách nhấn nhá, v.v những điều mà bạn không để ý nếu không luyện nghe. Tương tự, nhiều bản nhạc vô cùng đơn giản được phối lại rất hoa mĩ, mà để đạt được trình độ này, bạn cần học cách nghe trước, và bắt chước sau.
6. Không tập luyện đều đặn
Âm nhạc cũng như ngoại ngữ hay bất kì một môn học nào khác, việc tập luyện hàng ngày 15-20 phút giúp tiến bộ nhiều hơn là tải dồn vào ngày cuối tuần. Đối với tập luyện guitar dây sắt, việc bị đau tay sẽ khiến bạn không thể dồn lại tập khoảng 1 tiếng rưỡi một lần. Hơn nữa “nhai đi nhai lại” một đoạn nhạc trong thời gian dài sẽ khiến bạn mau nản. Tốt nhất bạn nên cam kết tập luyện thường xuyên và tùy nghi phân bổ theo tâm trạng lúc tập: Bữa nào đầu óc tỉnh táo có thể học nhiều nhạc lí một chút, hoặc bữa nào mệt mỏi thì có thể học xướng âm để buổi học được hào hứng hơn.
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}