NHỮNG BÀI TẬP TRONG LUYỆN THANH NHẠC

NHỮNG BÀI TẬP TRONG LUYỆN THANH NHẠC.

Trong thế giới âm nhạc, khi bạn muốn truyền tải cảm xúc vào bài hát, trình diễn một ca khúc trên sân khấu được khán giả đón nhận và yêu thích thì không chỉ có giọng hát hay là đủ mà ngoài ra để tạo ra một dấu ấn riêng cho bản thân thì việc luyện thanh nhạc góp phần quan trọng cho những bạn đam mê với ca hát.

học thanh nhạc

LỢI ÍCH CỦA VIỆC LUYỆN THANH NHẠC.

 

1. Giọng nói, giọng hát trở nên to và khoẻ hơn

Nhờ việc luyện ậm sử dụng thanh giọng của mình, giọng nói của bạn sẽ trở nên khoẻ và kiểm soát được lực tốt hơn. Với một giọng nói to khoẻ như vậy, những lời nói của bạn sẽ trở nên có sức thuyết phục hơn khi trình bày hoặc trình diễn trước mọi người

2. Kiểm soát cao độ

Thông qua việc học thanh nhạc sẽ giúp bạn biết cách tạo ra âm thanh với nhiều cao độ khác nhau. Những câu nói, câu hát của bạn sẽ chứa thêm nhiều cảm xúc và truyền cảm hơn. Ngoài ra, kiểm soát cao độ là một phần quan trọng của việc giao tiếp.

 3. Học thanh nhạc giúp bạn tự tin

Luyện thanh và hát trước nhiều người sẽ đem đến khả năng tự thể hiện bản thân với các giai điệu trình bày, bạn sẽ dần trở nên tự tin với bản thân hơn qua cách bạn thể hiện bất kỳ ca khúc nào.
Nếu được thực hành và luyện tập nhiều, sự tự tin sẽ dần thể hiện rõ hơn trong từng bước đi, giọng nói, hơi thở của bạn ngay cả trong cuộc sống, thật tuyệt vời đúng không nào.

4. Hơi thở sâu

Khi học nhạc bạn sẽ được học về cách lấy hơi xuống bụng, phương pháp lấy hơi này làm phổi phải co giãn nhiều hơn làm tăng thể tích phổi, đồng thời cơ hoành hạ xuống sâu hơn khiến hơi thở của bạn sau một thời gian luyện tập có hơi thở sâu hơn, rất tốt

5. Thanh nhạc đem đến sự tự do trong tâm trí và suy nghĩ tích cực hơn

Luyện thanh giọng tức là bạn sẽ được thả hết tâm hồn, cảm xúc của mình vào giai điệu. Bạn sẽ trở nên phóng khoáng, bay bổng và suy nghĩ tích cực hơn thay vì bị buộc vào những cảm xúc tiêu cực thường ngày trong cuộc sống.

học thanh nhạc cơ bản

NHỮNG BÀI LUYỆN THANH ĐƠN GIẢN.

 

1. Tập tư thế ngồi và đứng

Lúc hát: bạn cần thẳng lưng, ưỡn ngực, cổ duỗi thẳng để giúp bạn dễ lấy hơi hơn. Lúc đứng thì dễ hát hơn, hơi đầy hơn là lúc ngồi. Mọi người thường ít chú ý đến tư thế nhưng không phải ai cũng biết điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng giọng hát của bạn, hãy lưu ý.

2. Tập thở

Tập thở đúng cách cũng là điều bạn phải biết nếu muốn hát tốt hơn. Khi thực hiện tư thế đứng hoặc ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực bạn hơi hóp bụng một chút để giúp lấy hơi và dễ điều tiết nhịp thở hơn. Hít vào thở ra hợp lý để duy trì giọng hát. Lúc hát phải giữ cho các cơ ở cổ hoàn toàn được thư giãn. Lúc cần lấy hơi hãy để micro hơi xa người để tiếng thở không bị thu vào micro.

3. Khởi động

Một bài tập giúp co giãn dây thanh quản một cách nhẹ nhàng rất đơn giản và vui nhộn đó là bài tập “tiếng còi xe”, sẽ giúp tinh thần của bạn phấn chấn và vui vẻ hơn. Cách thực hiện như sau: bạn chu miệng lại giống khẩu hình chữ “u”, lấy hơi bụng và đẩy hơi ra ngoài một cách hoàn toàn tự nhiên, giữ nguyên khẩu hình miệng như trên và “hú” sẽ cho âm thanh như tiếng còi xe cứu hỏa, thở ra đều sao cho âm thanh kéo càng dài càng tốt, sau đó bắt đầu điều chỉnh cao độ khi cao khi thấp lên hoặc xuống dần đến những nốt cao nhất và thấp nhất trong âm vực. Lặp đi lặp lại nhiều lần để các cơ miệng được linh hoạt.

4.  Làm ấm giọng

Ngâm nga một giai điệu bất kì để giọng dịu lại, nó không làm căng dây thanh quản mà vẫn giúp làm cho giọng của bạn ấm hơn. Thực hiện: sau khi thả lỏng và thư giãn miệng và xương hàm, hãy thả lỏng hai vai, lấy hơi vào, sau đó vẫn ngậm miệng và phát ra âm thanh “hmm”, liên tục thay đổi cao độ từ thấp đến cao, lúc này hơi đưa ra ngoài qua mũi và một phần đưa lên miệng sẽ va chạm vào môi, do đó bạn sẽ thấy nhột ở mũi và môi, đừng lo và hãy tiếp tục kiên trì luyện tập vì cảm thấy nhột như vậy là bạn đang thực hiện đúng cách rồi đấy.

5. Luyện âm giai.

Với bài tập này: Bắt đầu từ những nốt có cao độ trung bình, các nốt ở giữa âm vực của bạn, sau đó lên cao dần cho đến nốt cao nhất trong âm vực, tiếp tục theo chiều đi xuống cho đến nốt thấp nhất. Sẽ có kết quả tốt hơn nếu bạn kết hợp với bài tập lấy hơi luyện tập thường xuyên bạn sẽ nhanh chóng thấy âm vực của mình được mở rộng hơn, bạn tự tin hát những nốt cao, nốt trầm mà không cần phải gồng cổ lên hát.

6. Bài tập rung.

Rung lưỡi: luyện tập rung lưỡi bằng cách phát âm chữ “r”, nhớ cong lưỡi, làm sao âm thanh phát ra thật đều bằng các tiết chế hơi thở đều đặn, đồng thời liên tục thay đổi cao độ để lưỡi được linh hoạt khi hát.

 Rung môi: hai môi khép chặt, môi dưới hơi trề ra, sau đó phát âm “t” cho đến khi hết hơi, khi đã làm quen và thuần thục, một hơi có thể phát âm được trong thời gian dài hơn, hãy thay đổi cao độ lên xuống khác nhau, lưu ý thay đổi cả tốc độ, bài tập này sẽ giúp môi linh hoạt hơn, sử dụng hiệu quả lợi ích của hơi thở.

Tất cả những bài tập sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất khi bạn chăm chỉ luyện tập thường xuyên. Đừng bỏ dở đam mê ca hát của mình nhé. Âm nhạc sẽ mang bạn trở thành một con người mới. Chúc  các bạn thành công và đạt kết quả tốt với bộ môn thanh nhạc nhé.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO TRUYỀN THÔNG GIẢI TRÍ FLYPRO

HOTLINE: 093 847 6979

EMAIL: info@flypro.vn

ĐỊA CHỈ: 891/10 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò vấp, Tp.HCM.

xem thêm:

Bảng giá khóa học thanh nhạc

Lớp luyện thi thanh nhạc

Cách luyện tập hơi thở trong thanh nhạc

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Hotline
chat_icon
Zalo
chat_icon
Messenger
Thu gọn Mở rộng