Nguồn gốc của múa lân sư rồng.
* NGUỔN GÓC MÚA RỒNG :
Hình tượng Rồng: Người xưa tin rằng từ thời Tần Thủy Hòang các vị Hòang Đế tự xem mình là hóa thân từ Rồng 6000 năm trước ở Hà Nam, Trung Quốc đã xuất hiện các biểu tượng về Rồng.
Đoàn múa sư lân rồng
Múa Rồng : Từ đời nhà Hán, Trung Quốc đã xuất hiện múa Rồng. Theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc : có một vị thầy thuốc đi khắp nơi để chửa bệnh gặp một ông lão râu tóc dài bạc phơ nhờ khám bệnh, sau khi bắt mạch xong vị Thầy thuốc nói ông không phải là người, nếu là gì thì hãy hiện thân. Ông lão hẹn hai ngày sau gặp tại bờ sông, đúng hẹn vị Thầy thuốc đến điểm hẹn thì gặp một con Rồng. Con Rồng bị một con rít nấp dưới vẩy bên hông cắn làm bị thương, vị Thầy thuốc gấp con rít ra và chữa lành vết thương cho con Rồng. Sau đó Rồng trả ơn vị Thầy thuốc bằng cách thể hiện điệu múa Rồng để cầu mưa Thuận gió hòa (An khang, Thịnh vượng) Người Việt xưa đã có múa Rồng trong các đại lể dưới nhiều hình thức như : rước kiệu Rồng, múa Rồng, đua thuyền Rồng
* NGUỒN GÓC MÚA LÂN:
Theo truyền thuyết của người dân vùng ven biển miền Nam Trung Quốc thì từ xa xưa có một lọai Quái thú đầu to, sừng nhọn, mắt lòi, miệng to bằng cái thúng được gọi là Kỳ Lân thường lên quấy phá dân làng, ăn hết các lòai gia súc. Cho đến một hôm có một Ông Lão râu tóc bạc phơi xuất hiện đến bày cách cho dân làng chống lại quái thú. Mọi người dung giấy và vải làm thành hình con quái thú rồi trét bột màu vẽ lên để trông thật dữ tợn. đợi đến khi quái thú xuất hiện thì đem con vật làm giả kia ra nhảy múa kèm với tiếng gõ của trống,chiên…tức thì quái thú hỏang hốt chạy mất và không còn bén mảng đến quấy phá dân làng nữa. Ông Lão chính là Bồ Tát hóa thân hiện ra để giúp dân làng. Từ đó vào các ngày Lể, Hội mọi người đem hình tượng quái thú ra nhảy múa ăn mừng, lâu dần người ta tin rằng Múa Lân đem lại sự may mắn, hoan hỉ nên Múa Lân trở thành tập tục văn hóa của người miền Nam Trung Quốc. Múa Lân được gọi là Múa Nam Sư, còn Múa Sư Tử Thịnh hành ở miền Bắc nên được gọi là Múa Bắc Sư. Từ đó các dịch vụ cho thê đoàn lân sư rồng, đoàn nghệ thuật lân sư rồng ra đời. Ở Việt nam Lân là lòai Linh Vật được xếp hàng thứ nhì trong bộ Tứ Linh (Long - Lân - Qui - Phụng) Múa Lân được du nhập vào Việt Nam từ rất xưa theo chân những người Hoa di cư và dần dần trở thành nét Văn Hóa Truyền thống dân gian Việt Nam.
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}