Nghệ Thuật Ca Hát Và Kỹ Thuật Học Thanh Nhạc
1. Khái niệm về học thanh nhạc
Học Thanh nhạc, nói một cách đơn giản cũng là học hát, nhưng các bạn sẽ được học nhiều thứ bổ ích hơn như kĩ thuật luyện thanh, kĩ thuật lấy hơi, ngân giọng,… Dù bạn hát chưa được hay bạn hát rất hay, giọng của bạn cũng sẽ có một số ưu điểm và khuyết điểm nhất định. Trong quá trình học, các giáo viên giúp bạn nhìn ra những ưu khuyết điểm đó, từ đó sẽ hướng dẫn bạn cách luyện tập phù hợp. Nhờ vậy giọng của bạn sẽ ngày càng hoàn thiện hơn nhưng vẫn giữ được bản chất tự nhiên của nó.
2. Nghệ thuật ca hát trong học thanh nhạc
a. Phân loại giọng:
- Hát giọng thật.
- Không mở rộng tầm cữ giọng (vì không có thói quen nghe giọng giả).
- Phân loại giong theo chất giọng : giọng Kim (vang sáng), giọng Thổ (trầm ấm,...).
b. Kĩ thuật (vang, rền, nền, nảy):
- Không lạm dụng mở vang ở nguyên âm của mỗi từ.
- Dùng từ đệm lót tương ứng tạo vang sau chữ (i,hi,a,ư,hư,..).
- Hát liền hơi.
- Sử dụng các kĩ thuật phụ trợ như luyến, láy, nảy hạt (láy rúc – Tuồng), dứt (ngắt, ngứt tiếng – Quan họ) tăng độ vang và liền cho câu hát vang trán, khoang mũi, gọi là hát hơi ngoài. Ca trù thiên về hộp vang má, vòm họng,...).
- Cách điệu, mở rộng âm nhưng không làm tổn hại đến từ gốc và màu chữ.
c. Tròn vành rõ chữ:
- Đóng chữ, kín miệng. Hát tiếng một, khép (đóng) “chữ” để “tròn vành, rõ chữ” nhưng không bị lộ miệng.
- Hát thẳng, rung giọng sau nhả chữ
- Nhịp độ và trường độ (khởi – mở - kết chữ) gần với quy luật của phát âm lời nói.
- Đặt vị trí âm thanh theo quy định của từng dòng ca hát (hát hơi ngoài của Chèo, hát hơi gằn trong cổ họng của Ca trù...)
d. Hơi:
- Sử dụng hơi bụng và hơi ngực.
- Vận cơ hoành để có hơi thở sâu.
- Lấy hơi nhẹ, không được thô.
- Không chứa hơi nhiều.
- Nên giữ hơi phù hợp với câu hát.
- Điều khiển hơi hợp lí để cho câu hát được đầy đặn, tròn căng, câu hát vang, đẹp, dễ dàng xử lí âm thanh “Tiền bần hậu phú” (trước nhỏ, sau to) theo quan niệm của nghệ thuật thanh nhạc Tuồng.
3. Công tác luyện thanh trong học thanh nhạc
- Lúc đầu mỗi người gắng hướng làn hơi tìm xem “điểm” nào cho ta âm thanh vang đẹp nhất. Khi tìm được vị trí rồi, không cần phải tốn nhiều hơi, mà nghe âm thanh vẫn vang rõ. Vai trò của hàm ếch mềm và mỗi trên rất quan trọng để hướng dẫn làn hơi đi vào đúng vị trí. (Cũng có thể làm quen với dội âm mạnh mà âm thanh vẫn vang vọng tới cuối phòng trước mặt, bằng cách thực tập đọc sách phóng âm thanh ra trước, không cần đẩy hơi).
- Môi càng hát nhanh càng mềm mại, không “nhai” tiếng. Càng lên cao, càng hát nhanh, phải tạo cảm giác điểm tựa âm thanh từ vùng xương chậu để phóng luồng hơi luôn luôn hướng lên phía sống mũi. Chỉ hát một hơi, không để mất vị trí dội âm trước mặt, giống như ta cầm vòi xịt nước lên cao, hướng về một điểm trước mặt, giữa môi trên và trán, nơi mà ta cảm thấy âm thanh vang rõ và đẹp nhất. Để rèn luyện trở thành ca sĩ-danh ca,chúng ta phải tuân thủ các bước sau:
+ Tập hơi thở 15’ với sự tập trung cao độ-cố gắng đạt được từ 20’-25’ -> 30’ mỗi lần “xì”.
+ Tát những mẫu âm luyện thanh từ quãng đồng ậm luyện thanh từ quãng đồng âm luyện thanh từ quãng đồng âm lên dần quãng 2-3-4-5-6-7-8…..12-13.. ở các tốc độ từ chậm –nhanh,tiết tấu từ dễ đến khó.giai đoạn này thường kéo dài 30’ cho mỗi lần tập.
Gọi ngay 093 847 6979 hoặc click ngay khóa học thanh nhạc để được trải nghiệm một buổi học thanh nhạc hoàn toàn miễn phí, cùng FLYPRO tự tin tỏa sáng ngay hôm nay nhé!
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}