Một số kỹ thuật quay phim đẹp

Góc quay là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân xứng với vật hay hành động được quay. Góc nhìn từ máy quay không chỉ quyết định cái gì sẽ xuất hiện trong cảnh đó mà nói chung còn là cách khán giả sẽ nhìn sự việc – gần hay xa, từ trên xuống hay từ dưới lên, chủ quan hay khách quan…

Do đó sự chọn góc quay không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ câu truyện mà còn thể hiện chất lượng thẩm mỹ của cảnh quay và quan điểm tâm lý của khán giả. Qua nhiều năm, đạo diễn và nhà quay phim đã thành lập một kiểu quy ước liên quan đến kỹ thuật, thẩm mỹ và đặc tính tâm lý của nhiều góc quay khác nhau.

Góc ngang ( vừa tầm mắt ) để diễn tả cảnh giống như thật nhưng ít kịch tính. Người ta cho là nó cung cấp cái nhìn bình thường và thường quay từ độ cao 1.2 m đến 1.8 m. Tầm mắt của nghệ sĩ ( chứ không phải của nhà quay phim ) quyết định chiều cao của máy quay, và đặc biệt chủ yếu trong những khi quay cận cảnh. Vì hướng nhìn bình thường nên cảnh quay góc ngang thường được sử dụng để tạo nên tình huống và chuẩn bị cho khán giả một cảnh liên quan.

Trong cảnh quay góc cao máy quay nhìn xuống sự vật. Theo kỹ thuật thì nó có thể cho phép đạo diễn có cái nhìn bao trùm hết mặt đất và hành động trong chiều sâu. Cảnh như vậy cũng sẽ có khuynh hướng làm chậm hành động lại và giảm bớt độ cao của sự vật hay nhân vật ( theo luật xa gần ). Nét đặc trưng cuối cùng này có thể gây ra nhiều hiệu quả tâm lý phụ, ví dụ như cho khán giả cảm giác mạnh mẽ hơn nhân vật trên màn ảnh hay ngụ ý hạ thấp tầm quan trong của bất cứ nhân vật nào với những người hoặc khung cảnh xung quanh.

Trong phim của Murnau The Last Laugh, diễn viên Emil Jannings thường được quay từ trên xuống sau sự sụp đổ của ông, trong khi trước đó các cảnh miêu tả ông như là một ông gác cổng kiêu hãnh thường được quay ở góc thấp. Trong cảnh quay góc thấp, máy quay thường đặt ở dưới nhìn lên sự vật. Hiệu quả của cách này thường là để tạo kịch tính, tạo nên sự xuyên tạc quyền lực của viễn cảnh và toàn bộ sự việc. Nó thường đẩy nhanh diễn biến phim, thêm tầm cao và sức mạnh cho nhân vật.

Sự sắp đặt máy quay góc thấp chiếm ưu thế trong phim Citizen Kane của Orson Welles để làm nổi bật sự to lớn phi thường của ông trùm báo chí. Để chấp nhận việc thường xuyên sử dụng kiểu quay này, Welles đã phải xây dựng phim trường toàn là trần nhà. Chính sự có mặt khắp nơi của trần nhà ở cảnh nền đã tạo nên một trong những nét đặc trưng khác thường của Citizen Kane. Chỉ đơn thuần thay đổi góc quay, đạo diễn có thể không chỉ cho thấy sự thăng trầm trong cuộc đời nhân vật mà còn thổi vào thái độ khán giả phải chấp nhận qua những cá tính và hành động trong phim.

Sự đa dạng trong các góc quay là vô tận. Không có luật lệ nào về chuyện phải sử dụng góc quay nhất định cho một cảnh nào đó. Góc ngang, góc cao và góc thấp chỉ là những nhóm chính, như là cách quay cạnh ( thêm một chiều nữa cho sự vật ), góc Hà Lan / khung nghiêng ( nhìn sự vật trong cái nhìn nghiêng hiệu quả cao ) và rất nhiều góc quay khác được sử dụng cũng như chưa được biết đến qua bao nhiêu thập kỷ làm phim.

Chuyển động máy quay là sự di chuyển ngang, dọc, theo đường ray ( sự chuyển động của máy quay trên một đường ray ngắn đặt sẵn quay theo vật thể di chuyển ) và phóng to thu nhỏ. Có những quy ước quan sát quốc tế dành cho chuyển động máy quay. Theo quy định, một nhà quay phim sẽ chạy máy quay ở vị trí nhất định trong một thời gian ngắn trước khi bắt đầu chuyển động, và đứng im một lần nữa sau khi hoàn tất chuyển động. Luật lệ này không chỉ giúp cho hình ảnh chuyển động uyển chuyển mà còn cho phép biên tập viên có sự lựa chọn giữa cảnh tĩnh và cảnh động khi đang chỉnh sửa phim.

Một cách nhìn thoáng hơn về luật này là chuyển động bắt đầu và kết thúc ở một điểm đặc biệt nào đó đã được chọn sẵn và quay tập nhiều lần trước khi quay chính thức. Đạo diễn hình ảnh trong trường hợp này khá quan trọng trong việc quyết định chuyển động máy, ví dụ sau một cảnh quay ngang từ trái sang phải không thể nào có cảnh quay ngang từ phải sang trái, hay là sự chuyển động của nghệ sĩ từ trái sang phải không thể theo sau một sự chuyển động khác từ hướng ngược lại.

Ngoài kiểu quay thường còn có kiểu quay cầm tay, một máy quay xách tay nhẹ cân cầm trên tay của nhà quay phim và dựa vào vai của người đó mà không cần dùng chân chống. Kiểu quay này bắt nguồn từ nhà quay phim thời sự và được sử dụng rộng rãi trong các phim tài liệu và những nhà làm phim tiên phong. Đầu những năm 60’ việc sử dụng máy quay phim cầm tay trong việc sản xuất phim điện ảnh ngày càng tăng, vừa tiện lợi vừa đạt được cảm giác thật hơn trong một số cảnhquay phim đẹp.

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN TẠI FLYPRO ENTERTAINMENT


luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn
THÙY DUYÊN
THÙY DUYÊN
Tư Vấn Thu Âm
093 847 6979
HỒNG UYÊN
HỒNG UYÊN
Sản Xuất Âm Nhạc
093 847 6979
THÚY NGA
THÚY NGA
Đào Tạo Nghệ Thuật
093 847 6979
VĂN CƯỜNG
VĂN CƯỜNG
Tổ Chức Sự Kiện
090 127 4479
NHƯ QUỲNH
NHƯ QUỲNH
Sản Xuất Phim
093 847 6979

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Hotline
chat_icon
Zalo
chat_icon
Messenger
Thu gọn Mở rộng