MC truyền hình - nghề không trải 'hoa hồng'

1. MC là gì?

MC - từ nguyên gốc là Master of Ceremonies - Sometimes spelledemcee. Từ điển Bách khoa toàn thư Enciclopedia định nghĩa, MC là người có tính hoạt bát, tự tin trước công chúng, có kiến thức rộng, khôi hài, thanh lịch, duyên dáng, có uy tín với công chúng. MC có khả năng dẫn dắt chương trình như một cầu nối với khán giả, làm cho khán giả không chỉ say mê thích thú mà MC còn là một bộ phận không thể thiếu trong kết cấu chương trình. Chương trình có thành công hay không, hơn nửa là do tài năng của MC.

Tại Việt Nam, không có trường đào tạo chuyên về nghề MC, mà chỉ có những khóa học ngắn hạn do các trung tâm hay các nhà văn hóa tổ chức. Trong các Khoa Báo chí của các trường Đại học, không có một giáo trình riêng cho nghề MC và sự phân loại từng thể loại - vì ở Việt Nam chưa có văn bản chính thức công nhận nó là NGHỀ MC. Các MC của các Đài Truyền hình phần lớn là vừa học, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, làm nhiều, làm lâu thì dần trở thành chuyên nghiệp (theo cách nói của dân trong nghề).

2. Những yếu tố để trở thành một MC chuyên nghiệp
 
Theo giáo trình môn học ở Khoa Báo chí Đại học Lile - Pháp, những kỹ năng cần có của một MC gồm 6 điểm cơ bản:

1 - Đài từ - tiếng nói, âm vực sân khấu phải tròn, rõ, vang, chính xác.
2 - Nghệ thuật diễn cảm - biết diễn đạt cảm xúc theo vấn đề, có năng khiếu một đạo diễn.
3 - Phong cách sân khấu - duyên dáng, thanh lịch, có cá tính riêng biệt.
4 - Nghệ thuật biên soạn lời dẫn - có kiến thức sâu rộng, có năng khiếu của nhà biên kịch.
5 - Phương pháp phối hợp - kết hợp một cách thống nhất để tạo thành một sự nhất quán trước sau, có mở đóng.
6 - 8 chữ vàng cho nghề MC: chính xác, linh hoạt, truyền cảm, nhiệt tình. Chính xác, thông tin, linh hoạt trong ứng xử tình huống, truyền cảm trong diễn đạt, nhiệt tình với trách nhiệm cao.

Để có được chỗ đứng trong lòng khán giả là một quá trình không ngừng rèn luyện, học tập và cả giữ gìn… Ngoài việc phải luôn thu nạp kiến thức về lĩnh vực phụ trách, mà với mỗi chương trình mang nội dung khác nhau, còn phải luôn ý thức làm mới phong cách của mình, phải luôn giữ gìn "thanh, sắc", tư cách nghề nghiệp, lối sống vì đã mang danh "người của công chúng".

3. Người trong nghề nói gì?

MC “Rung Chuông vàng” - Diệp Chi:  “Nghề MC rất cần đến cái “duyên” sẵn có”

Nghề MC rất cần đến cái “duyên” sẵn có. Trường báo của mình cũng không có lớp hay ngành nào đào tạo về dẫn chương trình. Nhiều người cho là nếu học báo rồi làm MC ắt sẽ thuận lợi hơn  sinh viên của các trường khác. Nhưng sự thật là khi đến với công việc này, bọn mình cũng bắt đầu từ con số 0 như nhiều bạn khác. Xông vào làm thì mới biết, lý thuyết và thực tiễn luôn có 1 khoảng cách khá xa. Khi mình tham gia vào ekip, tất cả các cá nhân đều đứng chung ở một vị trí xuất phát. Người có năng lực tốt sẽ bứt phá.

MC “7 ngày công nghệ” - Thùy Trinh : “Đối với nghề MC thì đẹp là một lợi thế”

Đối với nghề MC thì đẹp là một lợi thế. MC là người đại diện cho một chương trình, là người truyền tải ý tưởng của cả êkip thực hiện chương trình đến với khán giả nên ngoại hình là một trong những yếu tố quan trọng. Nhưng như bạn thấy đấy, có rất nhiều MC nổi tiếng trên thế giới đâu phải vì họ là những cô gái xinh đẹp, có thể kể đến Oprah Winfrey - một nữ MC da màu với ngoại hình không được bắt mắt cho lắm nhưng đã từng được bầu chọn là nữ MC quyền lực nhất thế giới hay như MC đồng tính Ellen Degeneres - MC được rất nhiều người yêu mến... Rõ ràng là MC không nhất thiết phải xinh đẹp mà chỉ cần có duyên và tạo cho khán giả cảm giác thân thiện. Vẻ đẹp ngoại hình rất quan trọng đối với một người dẫn chương trình tuy nhiên đó không phải là điều kiện đủ để tạo nên dấu ấn của một MC.

MC “Cuộc sống thường ngày”- Biên Thùy“Nghề MC giống như một ly cocktail"

Công việc nào cũng cần đam mê, nhất là làm MC truyền hình. Sự đam mê khiến chúng ta thích thú với công việc, chứ không phải làm việc một cách miễn cưỡng. Như vậy thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Cái khó đầu tiên của nghề MC truyền hình, đó là thời gian làm việc không giống với bất kì ngành nghề nào, nên rất cần sự cảm thông của gia đình, bạn bè. Trách nhiệm của những người làm MC truyền hình rất lớn. Họ không chỉ làm việc cho bản thân mình, mà làm việc vì hàng triệu khán giả. Mọi người thường quan niệm nghề truyền hình là “làm dâu thiên hạ”. Câu nói này rất đúng, và Thùy cho rằng tất cả những người “làm dâu thiên hạ” đều là những người mạnh mẽ. Với Thùy, nghề MC truyền hình giống như một ly cocktail – có vị Cay Nồng của rượu, vị Ngọt Ngào của hoa quả và sự Phức Tạp khi pha trộn.

Phương Thảo

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Hotline
chat_icon
Zalo
chat_icon
Messenger
Thu gọn Mở rộng