Kỹ Thuật Luyện Tập Trong Ca Hát Và Thanh Nhạc
Bằng kinh nghiệm 15 năm đi hát, đi giảng dạy thanh nhạc, và hơn 8 năm theo học thanh nhạc trong Nhạc Viện Âm Nhạc. Chúng tôi đúc rút được phương pháp lấy hơi và đẩy hơi sau đây, và có rất nhiều lứa học sinh của chúng tôi khi thực hành đã cảm nhận và làm đúng được nó, nhất là khi thể hiện ca khúc!
Cách lấy hơi và đẩy hơi trong ca hát thì có nhiều cách và phương pháp khác nhau, theo từng sự hiểu biết của từng người, nhưng lấy hơi sao cho đúng và dùng được dễ dàng và triệt để trong khi hát lại là một vấn đề mà rất nhiều bạn còn chưa thật sự hiểu và đang rất lúng túng. Lấy hơi để hát thì có nhiều phương pháp và dưới đây là một vài phương pháp phổ biến:
1. Tập lồng ngực để hổ trợ việc học thanh nhạc
- Hai bàn tay nắm lại, thẳng ra phía trước, song song mặt đất : thở ra từ từ.
- Hất mạnh hai tay ra phía sau, luôn thẳng cánh tay : hính nhanh vào.
- Dừng lại một vài giây : nén hơi.
- Đưa hai tay ra phía trước như lúc đầu : thở ra từ từ ...
2. Tập các cơ bụng để hỗ trợ cho học thanh nhạc
- Đứng thẳng người : thẳng lưng, thẳng đầu, áp mặt hai bàn tay vào sau lưng để ngón cái nằm bên hông ngang thắt lưng.
- Đặt bàn chân phải sát đất hướng ra phía trước, chân thẳng, người thẳng.
- Rút chân phải về, bàn chân vẫn chạm đất, và đưa chân trái ra y như chân phải : 50 - 100 lần.
- Thân người không nghiêng qua nghiêng lại, không nhô lên nhô xuống
3. Tìm cảm giác điểm tựa của làn hơi
- Lấy hơi vào như thường lệ.
- Làm như “thổi bụi” nhưng ngậm miệng (bịt mũi nếu cần) để cho hơi không thoát ra ngoài, nhưng hơi dội lại xuống hoành cách mô và tác động lên bụng, lên vùng xương chậu, làm căng các cơ ở xung quanh vùng đó. Đó được coi như điểm tựa của làn hơi trong khi chúng ta hát, nhất là khí phải hát cao, hát mạnh.
4. Cách hít hơi
- Khi học viên hít hơi bình thường vào, khi đó lồng ngực sẽ căng lên, hai vai nhô lên cao, cổ và vai cũng căng lên theo, hít hơi kiểu này là phổ biến nhất của những người hít theo bản năng sẵn có. Hit hơi như vây sẽ làm cho cả cơ thể căng lên, và toàn bộ bị căng cứng,khi hát đưa ra âm thanh có thể sẽ khá to nhưng âm thanh không đẹp, trong ca hát còn gọi là tiếng thất thanh. Âm thanh to nhưng ko vang xa và bay xa, không mềm mại và nhẹ nhàng được. Vì thế cần thực hiện như sau:
+ Khi đứng hát hoạc tập hít hơi thì toàn bộ cơ thể các bạn phải thả lỏng và nén giữ hơi ở bụng dưới, tạo điều kiện cho hơi thở đặt sâu xuống bụng dưới.
+ Khi luyện tập nhiều sẽ có một hơi thở sâu, và mềm. Bạn sẽ làm chủ được bài hát, lên cao xuống thấp trong bài hát sẽ tốt hơn, mở rộng quãng giọng được nhiều hơn.
+ Tại sao ta lại lấy hơi xuống bụng dưới: bụng dưới được cấu thành bới rất nhiều nhóm cơ, khi ta nén xuống, các cơ này sẽ làm việc nhiều, đồng thời phần ngăn cách ở khoang bụng có cơ hoành sẽ hạ xuống, khi hát các nhóm cơ này sẽ có nhiệm vụ kiểm soát, và điều tiết hơi thở.
5. Một số điểm cần tránh khi lấy hơi cũng như khi đẩy hơi
a) Khi lấy hơi
- Không nên nhô vai lên khi hít hơi vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được.
- Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ ...
- Không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực ... tác hại đến việc phát thanh. Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc.
- Không nên lấy hơi hoàn toàn qua miệng, trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc những trường hợp hát khi các vần mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng.
- Không nên phình bụng ra trước khi lấy hơi : Chính không khí đi vào sâu trong phổi đồng thời với việc hạ hoành cách mô làm phình bụng ra. Nếu phình bụng trước sẽ làm cho cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng xấu đến việc phát âm.
b) Khi đẩy hơi
- Không nên phí phạm hơi thở, phải biết điều chế hơi thở sao cho phù hợp với tính cách của từng câu, để âm thanh vẫn âm vang đầy đặn từ đầu đến cuối câu. Điều chế hơi thở nhờ hoành cách mô nâng lên dần dần và mềm mại với sự hỗ trợ của các cơ bụng, còn lồng ngực vẫn căng tạo thành một cột hơi phía trên luôn luôn liên tục, đầy đặn.
- Không nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các dấu cao, đành rằng có tốn nhiều hơi hơn hát dấu trầm (vì thanh đới không khép kín hoàn toàn khi hát dấu cao), nhưng nếu quá mạnh, sẽ làm thanh đới quá căng, ảnh hưởng tới âm sắc.
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}