Hướng dẫn tư thế đúng khi hát
Tư thế ngồi
1. Thẳng lưng (thẳng xương sống : không gù lưng, không ẹo qua trái hoặc phải, không ưỡn người ra sau), thẳng đầu (đầu thẳng góc với vai, không nghiêng qua trái hay qua phải, không nâng cằm lên, không rướn cổ ra trước, không ép cằm xuống cổ. Có như vậy thì các cơ bắp ở cổ họng sẽ hoạt động dễ dàng, không bị cản trở), ngực mở rộng nhưng thân trên hơi nghiêng về phía trước, không dựa lưng vào ghế, cốt để cho cơ thể dễ cử động, lồng ngực, cơ lưng không bị cản trở.
2. Tay cầm sách khi ngồi, giơ cao sách để dễ nhìn. Nếu không cầm sách, tay có thể đặt nhẹ nhàng trên bàn, hoặc trên hai đùi của mình, tránh không ép cánh tay vào sườn, cũng như không tì người lên bàn.
3. Hai chân gấp và để tự nhiên xuống sàn nhà, không bắt chéo, không dạng ra quá, làm sao khi đứng lên cách thoải mái mà không cần vịn vào cái gì khác.
1. Thẳng lưng : Tạo ra một trụ đỡ, trên đó các cử động của toàn thân được phối hợp và hoạt động dễ, thẳng đầu tượng tư như ở tư thế ngồi.
2. Ngực vươn ra thoải mái giúp cho hơi thở được dễ dàng, vai không nhô lên, không thõng xuống.
3. Hai tay để xuôi hai bên hông, khi không cầm sách hát.
Nếu hai tay cầm sách thì để ngang tầm vai, để có thể vừa nhìn sách vừa nhìn thấy người điều khiển, không cao quá che mặt, che tiếng ; không thấp quá, mắt sẽ không theo dõi người điều khiển được, đồng thời đầu cúi quá ảnh hưởng đến âm thanh. Hai cánh tay sau hơi đưa ra phía trước, cách hông khoảng 45 độ. Cả hai tay đều giữ sách, nhưng tay trái là chủ yếu để tay phải có thể giở trang sách khi cần.
5. Hai bàn chân cách nhau, bàn chân trái nhích lên trước một ít, giúp cho ca viên thăng bằng, vững chắc, thoải mái và lanh lợi. Sức nặng của thân chủ yếu dồn lên hai phần trước của lòng bàn chân.
Ngoài ra, khi biểu diễn bạn không nên mặc quần áo quá bó, chật vì như vậy sẽ vừa tạo cảm giác không thỏa mái vừa ảnh hưởng đến hơi thở khi hát.
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}