GIẢNG VIÊN THANH NHẠC TIẾT LỘ CÁCH LẤY HƠI KHI HÁT

Bạn yêu thích ca hát? Bạn muốn học thanh nhạc nhưng bối rối chưa biết nên bắt đầu tập luyện như thế nào?

Bạn muốn trở thành ca sĩ chuyên nghiệp? Bạn có một giọng hát tốt nhưng lại thiếu tự tin vì hay bị trật nhịp, hát đứt quãng, hụt hơi khi đang hát?

Để giúp bạn khắc phục những khó khăn nêu trên, Flypro xin chia sẻ một số kiến thức về cách lấy hơi đúng trong thanh nhạc.

I. LỢI ÍCH CỦA VIỆC LẤY HƠI ĐÚNG CÁCH KHI HÁT:

Giờ học luyện thanh của một học viên tại lớp học thanh nhạc Flypro

Lấy hơi trong khi hát không chỉ để duy trì dưỡng khí cho cơ thể, giúp bạn không bị hụt hơi, lạc giọng,.. mà còn góp phần biểu đạt nội dung, ý nghĩa, tình cảm của bài hát một cách sâu sắc. Việc chủ động lấy hơi đúng cách sẽ giúp bạn nhận được những ích lợi to lớn sau:

1. Việc chủ động lấy hơi lúc khởi tấu cũng như trong bài hát, sẽ làm cho tiếng hát được đầy đặn và có năng lực hơn. Nhiều người than hơi của mình ngắn, hoặc tiếng yếu, một phần lớn, là không lấy hơi đúng cách, hoặc không ý thức để lấy hơi đúng lúc.

2. Một lợi ích lớn lao khác của việc lấy hơi là sẽ giúp bạn bắt đầu câu hát được đều đặn và sắc bén. Một số đoàn hát, ca sĩ không chuyên, nhóm nhạc khởi tấu chưa đều, phần nhiều là do chưa tập lấy hơi chủ động.

II. CÁC TRƯỜNG HỢP LẤY HƠI TRONG THANH NHẠC:

Có nhiều trường hợp lấy hơi khác nhau mà người các bạn cần biết và làm quen. Người ta thường phân biệt bốn trường hợp chính như sau:

1. Lấy hơi lớn:

Là lấy hơi một cách thong dong, không vội vàng, thường thực hiện ở đoạn vào đầu bài hát hoặc những chỗ có dấu lặng tương ứng với một phách trong nhịp độ vừa. Thời gian ngắt giống như khi đọc tới dấu chấm trong bài văn.

2. Lấy hơi nhỏ:

Là lấy hơi ngắn hơn, dưới một phách cho đến 1/4 phách, thường gặp ở cuối tiết nhạc (chi nhạc). Thời gian ngắt giống như khi đọc tới dấu phẩy trong bài văn.

3. Lấy hơi trộm:

Là lấy hơi thật nhanh và nhẹ nhàng mà không để người khác nhận ra (như là không lấy hơi vậy). Thường áp dụng trong câu nhạc dài, cần lấy hơi bổ sung mà vẫn bảo toàn ý nghĩa lời ca, hoặc trong chỗ ngắt câu phù hợp với ý nghĩa lời ca. Được ký hiệu bằng dấu ('), còn trong thanh nhạc dùng dấu (v).

Trong hợp ca, có những câu nhạc dài, hoặc những chỗ ngân dài không được để đứt hơi, các ca viên phải nối hơi bằng cách thay nhau, kẻ trước người sau lấy hơi trộm: khi tiếp tục lại, phải vào bè nhẹ nhàng cũng như lúc mình hết hơi vậy.

4. Cướp hơi:

Là lấy hơi thật nhanh và mạnh mẽ, thường xảy ra ở những đoạn nhạc sôi nổi, hùng tráng, hoặc lúc chuẩn bị cho cao trào của bài hát. Đây là một kỹ xảo cao trong nghệ thuật ca hát, cần phải chú ý rèn luyện công phu.

 

Tập lấy hơi và luyện thanh tại lớp thanh nhạc Flypro

Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên tắc và những điểm cần lưu ý trong việc lúc nào nên hay không nên lấy hơi và vì sao.

III. CÁC NGUYÊN TẮC LẤY HƠI TRONG THANH NHẠC:

Trong câu nói, muốn đảm bảo ý nghĩa, ta chỉ ngắt sau một cụm từ, hoặc dừng lại sau một câu đầy đủ ý nghĩa. Trong bài hát cũng vậy, nhưng đôi khi cũng có những trường hợp ngoại lệ, buộc ta phải ngắt câu nhiều hơn mức cho phép. Hoặc buộc ta phải hát luôn, không ngừng sau mỗi cụm từ, dù chúng có ý nghĩa.

Trong những trường hợp đó, ta nên theo một số nguyên tắc sau:

  • Bình thường, lấy hơi trước mỗi câu hát (lúc mới bắt đầu cũng như trong khi hát) hoặc chỗ bài hát ghi dấu lặng. Thực ra có những chỗ không cần lấy hơi, nhưng tác giả cố ý ghi dấu lặng để các ca viên lấy hơi cho đồng đều, nhịp nhàng.
  • Câu hát dài cần ngắt để lấy hơi bổ sung, thì nên ngắt nơi nào có đủ nghĩa.
  • Không được lấy hơi vụn vặt, cứ 2, 3 chữ đã ngưng để lấy hơi. Ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn, nhưng hãy cứ kiên trì thực hiện theo bài tập lấy hơi mỗi ngày.
  • Không lấy hơi ở giữa các từ kép, ví dụ: yêu thương, cay đắng ...

IV. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI LẤY HƠI:

1. Lấy hơi theo nhịp độ:

Nếu hát loại bài với nhịp độ thong thả, thì lấy hơi vào cũng thong thả. Gặp loại bài sôi nổi, thì lấy hơi cũng phải nhanh nhẹn, nhịp nhàng đáp ứng yêu cầu tốc độ của bài hát.

2. Lấy hơi theo sắc thái:

Gặp đoạn nhạc sắp hát rời, thì lấy hơi chuẩn bị cũng phải lấy hơi rời, nghĩa là lấy hơi nhanh rồi nén hơi chờ đợi cho đến khi hát các âm thanh rời.


Vừa rồi Flypro đã chia sẻ cho các bạn lợi ích của việc lấy hơi khi hát, các trường hợp lấy hơi, một số nguyên tắc và lưu ý đối với việc lấy hơi trong khi hát. Hãy like và chia sẻ nếu thấy bài viết này hay và hữu ích nhé.

cach-lay-hoi-khi-hat

 Các kỹ thuật trong thanh nhạc bạn nên biết

Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn và cụ thể hơn, xin vui lòng bình luận bên dưới, hoặc đăng kí một lớp học thanh nhạc nhé.



Vui lòng liên hệ để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn

CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO TRUYỀN THÔNG GIẢI TRÍ FLYPRO

Hotline: 093 847 6979 (24/7)

Hoặc gửi yêu cầu về Email: info@flypro.vn

​Các thông tin phản hồi vui lòng gửi về địa chỉ Email: hotline@flypro.vn

TAGs: lấy hơi đúng cách | ích lợi của việc lấy hơi | các trường hợp lấy hơi | nguyên tắc lấy hơi | lưu ý khi lấy hơi | lấy hơi trong thanh nhạc

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN TẠI FLYPRO ENTERTAINMENT


luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn
THÙY DUYÊN
THÙY DUYÊN
Tư Vấn Thu Âm
093 847 6979
HỒNG UYÊN
HỒNG UYÊN
Sản Xuất Âm Nhạc
093 847 6979
THÚY NGA
THÚY NGA
Đào Tạo Nghệ Thuật
093 847 6979
VĂN CƯỜNG
VĂN CƯỜNG
Tổ Chức Sự Kiện
090 127 4479
NHƯ QUỲNH
NHƯ QUỲNH
Sản Xuất Phim
093 847 6979

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Hotline
chat_icon
Zalo
chat_icon
Messenger
Thu gọn Mở rộng