Đã có cách giúp bạn không bị trật nhịp – HÃY VỖ TAY KHI HÁT
Có khi nào bạn bị rơi vào trạng thái “nhạc một đường mà lời thì một nẻo” hay chưa?
Bạn đang suy nghĩ, tức là bạn đã hát trật nhịp ít nhất 1 lần.
Đừng lo lắng, hôm nay FLYPRO sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục hát trật nhịp vô cùng đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà.
Bạn có biết vỗ tay là một trong các cách giúp bạn cảm nhịp tốt nhất?
“Cảm nhịp” tức là bạn bắt được nhịp điệu của toàn bài hát, hát trật nhịp là do bạn không cảm được nhịp điệu của bài hát đó.
Đơn giản vậy thôi!
Ảnh minh hoạ
Đầu tiên, để cảm được nhịp tốt bạn cần phải biết sơ lược thế nào là nhịp?
Nhịp được hiểu là những khoảng cách thời gian được chia đều trong một tác phẩm âm nhạc.
Có rất nhiều loại nhịp và cấu trúc nhịp.
Nhịp Đơn với một trọng âm (phách mạnh) trong một ô nhịp (Ví dụ: Nhịp 2/4, nhịp 2/8, nhịp 3/4, nhịp 3/8) và Nhịp Kép, có từ 2 phách mạnh trở lên và có thể do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành (Ví dụ: Nhịp 4/4, nhịp 4/8, nhịp 6/8, nhịp 9/8…).
Nhưng cơ bản nhất là hai nhịp 3/4 và nhịp 4/4.
Một bài hát được phân nhỏ thành các khuông nhạc, mỗi khuông thường sẽ có 3 đến 4 nhịp.
Một nhịp điệu gần như sẽ được lặp đi lặp lại xuyên suốt bài hát.
Có thể sẽ hơi khó hiểu đối với bạn “tay ngang” và chưa biết một tí tẹo gì về thanh nhạc, nhưng đừng quá lo lắng, bây giờ chúng ta sẽ học cách vỗ tay theo nhịp nhé.
Về cơ bản, có hai cách vỗ tay:
1. VỖ TAY THEO PHÁCH: Mỗi một phách vố tay 1 tiếng, tương ứng với mỗi một chữ của bài hát vỗ tay một tiếng.
2. VỖ TAY THEO NHỊP:
- Nhịp 2/4: Mỗi ô nhịp có 2 phách , phách mạnh và phách nhẹ , vỗ tay vào phách mạnh và mở ra ở phách nhẹ.
- Nhịp ¾ : Vỗ 1 tiếng mạnh, 2 tiếng nhẹ.
- Tiết tấu nhanh : vỗ tay 5 tiếng rồi nghỉ, song lại tiếp tục 5 tiếng nghỉ.
- Tiết tấu chậm: vỗ tay 3 tiếng rồi nghỉ, tiếp tục vỗ 3 tiếng nghỉ đến hết bài.
- Tiết tấu phối hợp: vỗ 1 tiếng mạnh , 2 tiếng nhẹ, 1 tiếng mạnh.
Một trong những cách để cảm nhịp tốt hơn đó là vỗ tay theo nhịp bài hát, đơn giản chỉ là vỗ “1, 2, 3, 4” theo nhịp điệu 4/4.
Thử vỗ tay theo nhịp 3 hay 4 khi hát, bạn sẽ tìm được cấu trúc nhịp phù hợp với bài hát dễ dàng hơn.
Và một khi đã nắm được nhịp điệu cơ bản, bạn cũng sẽ nhận biết được nhịp đầu tiên trong mỗi khuông nhạc.
Thông thường, nhịp đầu tiên của khuông nhạc khi hát sẽ được nhấn mạnh, hoặc ít nhất chúng ta sẽ nhấn mạnh nó bằng chuyển động của cơ thể.
Dựa vào đó, bạn sẽ biết lúc để vào bài và lúc nào ngưng hát, nhịp đầu tiên trong mỗi khuông nhạc cũng sẽ giúp bạn biết được nên nghỉ bao lâu trước khi bắt đầu hát câu tiếp theo.
Ảnh minh hoạ
Một cách vỗ tay khác để cải thiện cảm nhịp đó là vỗ theo giai điệu ca sĩ hát.
Cách này khá đơn giản, thay vì lắng nghe người ca sĩ hát và hát theo, bạn chỉ cần vỗ theo nhạc thành nhịp.
Điều này sẽ giúp bạn nhận thức được cấu trúc nhịp điệu của bài hát, cũng như khi nào bắt đầu hát, khi nào dừng.
Bạn cũng sẽ biết nên nghỉ bao lâu trước khi bắt đầu hát câu tiếp theo.
Lý do chính mà việc vỗ tay cải thiện cảm nhịp là bởi vì nó kéo theo bộ phận khác của cơ thể - bàn tay của bạn – thay vì chỉ dùng miệng để hát.
Nếu bạn có thể phối hợp vỗ tay cả khi đang hát, điều đó có nghĩa bạn đã cải thiện cảm nhịp của mình rất nhiều và đã có thể giữ được một tốc độ đều đặn.
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}