Chia sẻ 1 số điều nên và không nên làm khi đi thu âm lần đầu tiên
Lần đầu tiên khi đến phòng thu âm, chắc hẳn ít nhiều các bạn sẽ đều cảm thấy ngại ngùng, khó khăn cũng như không tự tin thể hiện thật tốt ca khúc của mình.
Thu âm tuy không khó, nhưng hầu hết các bạn đến thu âm lần đầu đều không tránh khỏi một số lỗi như sau: hát chưa đúng nhịp, hát sai cao độ, hát nhầm hoặc sai lời bài hát, hụt hơi, mất giọng…
Sau đây sẽ là một vài chia sẻ về một số việc nên và không nên làm khi bạn đến thu âm lần đầu tiên, nó sẽ giúp bạn khắc phục lỗi và có một bản thu âm hài lòng nhất.
NÊN LÀM
Có một giấc ngủ sâu và đủ giờ vào ngày hôm trước
Đây là điều rất quan trọng, giống như não bộ và các phần cơ quan khác trên cơ thể, cổ họng của bạn rất cần được nghỉ ngơi hồi sức sau 1 ngày làm việc vất vả.
Một giấc ngủ sâu và đủ sẽ giúp phục hồi tính đàn hồi của dây thanh quản cũng như các cơ trong cổ họng, não bộ phục hồi giúp bạn tỉnh táo và sáng suốt để điều khiển các cao độ chính xác.
Một giấc ngủ đủ trung bình của mỗi người là khoảng 8 tiếng, tuỳ thể trạng.
Vì vậy trước ngày thu âm bạn nên đi ngủ sớm (trước 23h) và ngủ ít nhất 8 tiếng để cho buổi ghi âm hôm sau đạt hiệu quả tốt nhất.
Học thuộc lời bài hát
Ảnh minh hoạ
Bất cứ việc gì cũng cần có sự chuẩn bị, việc học thuộc lời bài hát bạn sắp thu âm là một việc vô cùng cần thiết, bạn sẽ không thể tự tin thể hiện hết khả năng của mình nếu như không biết hết các “mặt chữ” trong ca khúc của mình.
Luyện tập trước tại nhà
Với một microphone, bạn có thể luyện tập thu âm trước tại nhà hoặc trong phòng riêng mà không sợ xấu hổ, tự do thể hiện bài hát theo đúng phong cách của riêng bạn.
Bằng cách này, bạn sẽ không mất thời gian làm quen và không cảm thấy khó khăn khi đứng trước micro trong phòng thu âm.
Việc sử dụng một microphone ở nhà cũng là một kế hoạch hoàn hảo vừa tiết kiệm chi phí vừa giúp bạn trở nên linh hoạt hơn.
Dành 2 tiếng luyện thanh nhẹ trước khi thu âm
Ảnh minh hoạ
Lưu ý rằng chỉ luyện thanh nhẹ để mở giọng khoảng 20 phút, không luyện thanh quá lâu, không luyện những nốt cao, không hát quá to. Mục đích của việc luyện thanh trước giờ thu chỉ nhằm mục đích khởi động và làm ấm giọng. Sau khi luyện xong có thể hát thử bài hát cần thu âm 1 đến 2 lần để mở giọng. Sau đó bạn hạn chế nói chuyện, giữ giọng cho đến lúc thu âm tại phòng thu.
Tập trung hít thở sâu và đều
Trong thanh nhạc, bạn cần chú ý hai động tác song song, đó là hít vào và thở ra.
Bạn phải tập để hít hơi vào (còn gọi là lấy hơi) làm sao cho đủ lượng hơi cần thiết cho từng câu hát dài ngắn, mạnh nhẹ, cao thấp khác nhau.
Đồng thời cũng phải tập thở ra (còn gọi là đẩy hơi) sao cho làn hơi được phù hợp với mọi tình huống của câu hát.
Nói cách khác là tập điều chế hơi thở cho tốt, tuỳ theo sắc thái cường độ, cao độ, trường độ của âm thanh.
Ảnh minh hoạ
Trong lúc thu âm, bạn cần thực sự tập trung để hát và thực hành lấy hơi thở sâu trước khi mỗi dòng. Hơi thở là yếu tố cơ bản nhất quyết định tất cả mọi thứ về kỹ thuật thanh nhạc.
Tham khảo ý kiến và nghe theo hướng dẫn của các kỹ thuật viên phòng thu
Trước khi thu âm, bạn nên tham khảo và tìm cho mình một Phòng thu âm thật ưng ý từ trang thiết bị, hệ thống âm thanh đễn các kỹ thuật viên phòng thu.
Kỹ thuật viên là người sẽ trực tiếp thu âm và đồng hành cùng bạn suốt thời gian bạn thực hiện thu âm ca khúc, nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc xử lý khoảng cách mic trong lúc hát, xa hay gần để giọng hát thu vào mic đẹp nhất sao cho không quá to cũng không quá nhỏ hoặc khi bạn cần hỗ trợ gì thì hãy liên lạc ngay, các kỹ thuật viên sẽ hỗ trợ bạn.
Ảnh minh hoạ
KHÔNG NÊN
La hét hoặc cười nói lớn tiếng
Nếu bạn có lịch thu âm thì tốt nhất từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ trước đó bạn nên giữ giọng, hạn chế la hét, cười nói quá nhiều vì như thế cổ họng bạn sẽ bị mệt, thanh quản mất đàn hồi, khi thu âm giọng của bạn sẽ bị mỏng và đuối.
Do đó chỉ được luyện thanh nhẹ.
Ảnh minh hoạ
Ngoài ra, bạn nên hạn chế di chuyển, chơi thể thao, chạy nhảy hay ăn quà vặt trong ngày thu âm để bảo vệ thật tốt thanh quản cũng như sức khoẻ trước giờ thu.
Bịt khẩu trang trong khi di chuyển hoặc ra đường là một lời khuyên.
Khói bụi, quà vặt, gia vị có thể làm bạn bị sặc thanh quản, gây biến đổi giọng hát nghiêm trọng, một khi bạn đã bị sặc, ho thì thanh quản không còn tốt để thu âm đạt kết quả cao.
Bỏ bữa trước giờ thu âm
Trước khi thu âm, bạn nên ăn nhẹ để có đầy đủ năng lượng để hát thật tốt.
Nếu bạn để bụng đói đi thu âm thì tâm trạng của bạn ít nhiều sẽ bị chi phối, giọng hát sẽ không đủ “nội lực” vì bụng đói.
Uống nhiều nước lọc, nước suối rất tốt cho người chuẩn bị thu âm, tuyệt đối không uống nước đá trước và sau khi luyện thanh cho đến khi thu âm xong.
Ảnh minh hoạ
Diễn đạt cảm xúc bằng hành động thái quá
Thu âm chủ yếu là lấy tiếng, cho nên việc diễn đạt cảm xúc bằng hành động, nhịp chân là không cần thiết khi bạn thu âm một ca khúc, vì mic phòng thu rất nhạy, chỉ cần tiếng động nhỏ như tiếng nhịp chân của bạn đều có thể bị ghi lại.
Do đó bạn hãy tập trung vào sự diễn cảm, cảm xúc từ giọng hát chứ không phải từ hành động, để hạn chế gây ra tiếng động.
Và cuối cùng, điều quan trọng nhất đó chính là hãy giữ cho mình một tâm trạng thật sự thoải mái, vui vẻ và tự tin thể hiện thật tốt ca khúc của mình.
Khi cảm thấy hồi hộp hoặc thiếu tự tin bạn hãy hít vào thở ra một cách đều đặn, thả lỏng cơ thể, vỗ tay hoặc nhún nhảy theo giai điệp bạn yêu thích.
Không việc gì phải lo lắng, đơn giản chỉ là hát thôi mà!
---
Liên hệ Phòng thu âm Flypro để sở hữu ngay cho mình một sản phẩm thu âm ưng ý nhất.
CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO TRUYỀN THÔNG GIẢI TRÍ FLYPRO
891/10 Nguyễn Kiệm, Phường 03, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Hotline: 093 847 6979
Email: info@flypro.vn
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}