Chia sẻ kinh nghiệm luyện giọng (kết)

10 phương pháp giúp bạn có được âm sắc tốt
1. LUÔN GIỮ THẲNG LƯNG
Khi phát biểu, dù là đang đứng hay ngồi, bạn cũng phải giữ cơ thể ở một tư thế “thẳng” hoàn toàn. Khi đó, trục cơ thể, khung chậu và hai bàn chân ở tư thế thoải mái và cơ hoành (cơ hô hấp chính) sẽ hoạt động với hiệu suất tối đa. Luồng hơi phát ra sẽ trọn vẹn, giọng nói của bạn sẽ trở nên linh hoạt, rõ ràng, trôi chảy.
2. GIỮ TRẠNG THÁI TINH THẦN THẬT THOẢI MÁI
Khi bạn bị xúc động mạnh, sợ hãi hay lo âu, nhịp thở của bạn sẽ đứt quãng khiến giọng nói của bạn bị “biến dạng”, trở nên không tự nhiên, khô cứng và thậm chí câu chữ được dùng sẽ không chính xác. Cho nên, trước khi nói hay diễn thuyết, bạn phải biết thư giãn bằng cách nhắm mắt lại, tập trung tinh thần nhằm kiểm soát được cường độ co cơ và trạng thái tâm lý của cơ thể. Bạn hãy thả lỏng cơ thể, tập thở bằng bụng một cách nhịp nhàng.
3. HẠ THẤP VAI
Khi hai vai bạn nâng cao, phần cổ sẽ chịu áp lực nặng. Do đó, bạn hãy thong thả người. Hãy hình dung hai cánh tay bạn đang buông xuống chạm mặt đất. Để giọng nói phát ra được tốt, thanh quản phải hoạt động một cách uyển chuyển nhất.
4. THẢ LỎNG CƠ HÀM
Đương nhiên khi bạn nói mà hai hàm răng bị “dính chặt” thì không thể nào bạn “nhả chữ” ra được. Và nếu như bạn cảm thấy khó mở miệng thì hãy thực hiện thao tác sau đây (một cách kín đáo): tựa hai khuỷu tay lên mặt bàn rồi nhăn mặt lại và dùng các đầu ngón tay “xoa bóp” cả hai hàm trên và dưới.
5. NỚI LỎNG THẮT LƯNG VÀ CÀ VẠT
Khi cơ bụng bị chèn ép thì cơ hoành sẽ hoạt động khó khăn và luồng không khí sẽ lưu chuyển khó khăn trong buồng phổi. Bạn cũng không nên đeo cà vạt quá chặt để tránh cho cơ ở cổ không bị chèn ép.
6. MANG GIÀY SAO CHO THOẢI MÁI
Khi chân bạn không thật thoải mái thì thỉnh thoảng bạn sẽ có phản ứng tự nhiên là lúc lắc qua lại đôi chân khiến cơ thể bị mất cân bằng ở một mức độ nào đó khi bạn nói. Vì vậy, kinh nghiệm là không nên đi một đôi giày mới toanh chưa mang lần nào khi đến dự một cuộc gặp quan trọng!
7. NHÌN THẲNG VÀO MẮT NGƯỜI ĐỐI THOẠI HOẶC CỬ TỌA
Khi bạn nâng cằm quá cao hoặc hạ quá thấp thì thanh quản sẽ bị kéo theo và sẽ ở không đúng vị trí. Tốt nhất là khi bạn nói, cằm và cổ phải tạo thành một góc 90 độ. Và khi bạn muốn quay sang phải hay trái trước cử tọa thì phải quay cả phần thân trên chứ không chỉ quay đầu và cổ mà thôi.
8. “LÀM NÓNG” DÂY THANH
Nếu như bạn phải phát biểu trong một cuộc họp quan trọng vào buổi sáng thì hãy nhớ trước đó phải “khởi động” giọng nói của mình bằng cách hát thì thầm một khúc nhạc quen thuộc nào đó trước khi nói chuyện khoảng 10 phút. Bạn cũng có thể ngậm miệng lại và phát âm trong miệng: “um, um…” hoặc kéo căng môi sang hai bên và nói “i, i…”. Và sau đó, hãy đọc lại và đọc thành tiếng lớn một đoạn ngắn trong bài phát biểu của mình trước khi vào cuộc họp.
9. CHÚ Ý CÁCH PHÁT ÂM
Không nên nói quá nhanh hoặc quá chậm. Để chủ động về thời gian, bạn hãy đọc trước bài nói đó ở nhà và bấm đồng hồ đếm giờ để có thể chỉnh sửa nhịp đọc cho hoàn chỉnh, không bị thiếu thời gian.
10. CÁC KHOẢNG DỪNG
Việc chủ động được các khoảng ngắt câu trong một bài nói chuyện là vấn đề rất quan trọng và sẽ được thực hiện tùy theo ý đồ của diễn giả. Theo nguyên tắc thì khoảng lặng (lúc ngừng nói) là thời điểm ý kiến của bạn có trọng lượng nhiều nhất. Nó có ý nghĩa rằng vấn đề này là quan trọng, và tôi phải dừng lại để suy nghĩ đây; hoặc “quý vị hãy suy nghĩ xem sao”!
 
cách rung giọng
Mình có một cách tương đối đơn giản để bạn tập rung. Nhưng có hai điều cảnh báo trước:
- Một là cách này là cách "rùa" do dân gian truyền lại, độ chính quy và chuẩn xác rất thấp, nếu bạn ko định hát hò chuyên sâu thì đừng tập vội kẻo quen rồi ko sửa được.
- Hai là thật sự thích và dùng nhiều đến kĩ thuật này hẵng tập. Ví dụ như hát opera (hic hic) hay hát nhạc đỏ, hoặc những bài ballad, những bài hát hoành tráng mang âm hưởng thính phòng... Bởi vì cái trò rung này khá dễ nghiện, sau 2 tuần tập mình đã nghiện rung đến độ cứ nốt nào ngân là rung, phải mất khá lâu mới "cai" được. Ko phải chỗ nào rung cũng là hay.
 
Cách tập tương đối đơn giản và buồn cười:
Bạn hít một hơi thật dài và hát câu này: "Hơ ... hơ ... hơ ... hơ ... hơ ...". Các chữ "hơ" phải có cao độ bằng nhau, và bạn hát một hơi thôi, hát đến khi nào đứt hơi thì dừng, thở và ... tập lại.
 
Mới đầu thì bạn "hơ" thưa thôi, nghĩa là độ dài của mỗi chữ "hơ" khoảng 1.5 - 1 giây. Sau bạn tăng dần tốc độ lên đến khoảng 3 chữ một giây. Quan trọng là phải giữ hơi cho đều, đưa hơi ra từ từ.
 
Khi tập rung cũng nên kèm tập om hơi. Thường trong một hơi, đầu hơi bạn hát sẽ khỏe và to hơn, càng cuối hơi càng yếu, nhỏ và run. Vì vậy cần om hơi, tức là đầu hơi thì kìm hơi lại, ko đưa hơi ra hết sức, gần về cuối thì huy động thêm vài thành công lực để hơi ra đều. Khi rung rất cần om, nếu không bạn sẽ hụt hơi nhanh chóng.
 
Đến khi tốc độ tăng, bạn sẽ thấy câu "hơ hơ hơ" trên kia biến thành rung một cách kì diệu (hic, ban đầu được truyền thụ cách này mình ko tin đâu, nhưng bi h mới thấy đúng thật). Khi đó bạn phải tập điều ngược lại (tréo ngoe của trò này là ở chỗ này), tức là giảm tốc độ xuống để tiếng rung mượt và quyện vào nhau thật đều chứ không phải là nhát gừng.
 
Tuy nhiên nếu chỉ tập với chữ "hơ" và bạn chỉ rung được với mỗi chữ "ơ" thì ko ổn. Thế thì tập thêm các nguyên âm khác, và rồi tập cả với tình trạng ngậm miệng "ư ư" qua mũi (để rung những âm đóng).
 
Để áp dụng được rung vào bài, bạn cần phải nhớ là tốc độ của rung phụ thuộc vào tốc độ bài hát. Lấy chân dẫm phách, thường thì mỗi phách (tức là mỗi lần bạn dẫm chân đấy) sẽ rung 2 hoặc 4 cái (tức là 2 hoặc 4 cái "hơ" đấy). Nhớ là 2 hoặc 4 chứ ko có 3 đâu nhá. Tùy bài, bài nhanh nhanh thì 2, bài chầm chậm thì 4.
 
Cuối cùng là tập chuyển. Thường mới tập thì tập rung ở cuối câu (chữ cuối câu ngân dài) và rung ngay từ đầu chữ cuối câu ấy. Sau đó bạn tiếp tục thử ngân ko rung một lúc rồi mới rung. Và cuối cùng là thử kết hợp om hơi để rung cả câu, hoặc rung một chữ lửng lơ giữa câu...
 
Chúc bạn thành công mà không "tẩu hỏa nhập ma" (là chuyện rung ko được mà thành... run).
(sưu tầm)              

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN TẠI FLYPRO ENTERTAINMENT


luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn
THÙY DUYÊN
THÙY DUYÊN
Tư Vấn Thu Âm
093 847 6979
HỒNG UYÊN
HỒNG UYÊN
Sản Xuất Âm Nhạc
093 847 6979
THÚY NGA
THÚY NGA
Đào Tạo Nghệ Thuật
093 847 6979
VĂN CƯỜNG
VĂN CƯỜNG
Tổ Chức Sự Kiện
090 127 4479
NHƯ QUỲNH
NHƯ QUỲNH
Sản Xuất Phim
093 847 6979

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Hotline
chat_icon
Zalo
chat_icon
Messenger
Thu gọn Mở rộng