Chế độ tự luyện tập học thanh nhạc

Khi nói đến chế độ luyện tập và phương thức luyện tập hoc thanh nhac, ta chia ra những chế độ chung và những phương thức cụ thể luyện tập một bài hát đã lựa chọn. Chế độ chung bao gồm việc luyện tập hàng ngày, việc bảo vệ, phát triển giọng hát thông qua ăn uống, giấc ngủ, bảo vệ cổ họng,… còn phương thức cụ thể luyện tập một bài hát đã chọn sẽ là những bước cụ thể cần tiến hành khi tập một bài hát.

 

1)Chế độ chung cần thiết cho người hát:

-Luyện tập phù hợp với khả năng, sức khoẻ, không quá ham mê mà bắt giọng hát phải làm việc quá sức. Nhưng dù tập ít hay tập nhiều, điều quan trọng là duy trì thường xuyên, ngày nào cũng tập, trước hết là những bài tập luyện hơi thở, luyện hát liền tiếng, hát nhanh, hát nảy tiếng. Luôn luôn chú ý đến sự điều độ, phát triển dần, không gượng ép. Bài tập luyện hơi thở cũng phải từng bước kéo dài dần, luyện âm thanh cũng mở rộng tầm cữ lên cao xuống thấp dần dần…
-Với một số lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên… phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu bảo vệ giọng, luyện giọng trong thời kì trước khi vỡ giọng, khi vỡ giọng và sau khi vỡ giọng. 
Ngoài ra là một số chế độ rất cần thiết với người học hát, đó là vấn đề ăn ngủ, bảo vệ cổ họng, nhưng tất nhiên là những đòi hỏi nghiêm ngặt cho những người học hát và hát chuyên nghiệp, lấy hát làm nghề nghiệp chính, còn với học sinh, với phong trào sẽ là những kiến thức cần biết nhưng áp dụng nhiều ít là tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện cho phép.

GIẤC NGỦ:

Ngủ là thời gian nghỉ ngơi quan trọng của cơ thể, là thời gian phục hồi năng lượng của tế bào thần kinh não, để tiếp tục những khả năng hưng phấn hàng ngày. Giấc ngủ đầy đủ để phục hồi năng lực phải kéo dài từ 7-8 giờ trong một ddêm cho người lớn và 9 giờ cho trẻ em. Tỉ lệ thời gian này tuỳ thuộc vào bản chất hệ thần kinh từng người.
Nên ngủ vào một giờ tương đối cố định, thành thói quen, sẽ dễ ngủ hơn. Người hát mà mất ngủ thì thần kinh sẽ không nhạy cảm, mà như ta đã biết, hệ thần kinh tác động lớn đến giọng hát; thanh đới mệt, tiếng hát sẽ không được trong sáng, thoải mái và khoẻ khoắn, diễn xuất không được hào hứng, không linh hoạt.
Trước ngày biểu diễn nên ngủ đủ giấc, không được chơi khuya. Nếu có thể, vào hôm biểu diễn, buổi trưa nên ngủ khoảng 45 phút, sẽ rất có lợi cho giọng hát.

ĂN UỐNG:

-Không nên ăn quá nhiều, quá no trước khi biểu diễn làm cho dạ dày phải làm việc nhiều, gây mệt mỏi cho cơ thể, nặng bụng, khó nén hơi, ghìm hơi lúc hát.
-Không nên ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá lạnh. Trước khi biểu diễn càng không nên uống lạnh, ăn cay, vì như ta đã biết trong mồm và cuống họng cũng như toàn bộ cơ quan phát âm được bao phủ bởi một màng mỏng gọi là niêm mạc, mà những niêm mạc này dễ bị kích thích bởi những gia vị của đồ ăn, thức uống.

BẢO VỆ CỔ HỌNG, GIỌNG HÁT:

-Phải giữ gìn, tránh tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp (viêm mũi, viêm họng) vì khi bị viêm những bộ phận này, giọng hát sẽ mất đi những cảm giác quen thuộc đã có khi hát, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giọng hát. Khi bị viêm đường hô hấp, niêm mạc sẽ bị tấy đỏ, tiết nhiều nước nhầy trong suốt, dần dần đặc lại thành đờm, thành mủ.
Phải tập thở bằng mũi, nhất là về mùa đông để hạn chế luồng khí lạnh và bụi. Mùa đông phải giữ ấm chân và cổ họng, chú ý súc miệng nước muối trước khi đi ngủ. Ngửa cổ họng cho nước muối xuống sâu trong họng và xúc mạnh, lâu.
Nếu bị viêm amyđan phải được bác sĩ tai mũi họng có kinh nghiệm tiến hành, vì kinh nghiệm cho thấy việc cắt bỏ amyđan khôn thận trọng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giọng hát. Tốt nhất là giữ gìn để amyđan không phát triển và không bị viêm bằng cách thực hiện những quy tắc vệ sinh cổ họng.

Một việc làm quan trọng để bảo vệ giọng hát là duy trì luyện thanh hàng ngày và luyện thanh trước khi biểu diễn, đưng bao giờ hát khi chưa luyện thanh. Điều này cần áp dụng cả cho những người hát không chuyên, cho học sinh trước khi biểu diễn. Nếu là hát đồng ca, hợp xướng, cần cho luyện thanh tập thể bằng vài bài tập nhẹ, như kểu “khởi động” của vận động viên thể thao trước khi luyện tập hoặc thi đấu, như người múa làm những động tác cơ bản trước khi tập hoặc diễn tiết mục, như người nhạc công luyện ngón trước khi tập, diễn tiết mục.

 
2.Những chế độ, phương thức cụ thể khi tập một bài hát:

Có một số bước cụ thể cần tiến hành khi tập một bài hát mới, nếu tuân thủ được, việc luyệ tập sẽ có hiệu quả tốt.

*VỠ HOANG BÀI HÁT:

-Đọc lời ca một vài lần cho quen, sau đó đọc một, hai lần có tính diễn cảm. Việc đọc lời ca trước như vậy rất có lợi, vì lời ca dễ đọc hơn nốt nhạc. Qua việc đọc lời ca, ta còn phần nào hiểu được nội dung của bài hát để bước đầu có những hưng phấn, những cảm xúc khi tập hát, như vậy sẽ dễ thuộc, dễ tìm hình tượng diễn cảm của bài hát. 
-Ghép lời với nhạc: Nếu biết xướng âm tốt thì nên tập phần nhạc bằng cách đọc xướng âm, thỉnh thoảng kiểm tra giai điệu bằng một nhạc cụ nào đó (ghi ta, măng-đô-lin, pianô…) Nếu xướng âm chưa vững, có thể đánh giai điệu trên đàn rồi ghép với lời ca.
-Nên tập từng câu, từng đoạn, tập kĩ những chỗ khó, đoạn khó cho thật chuẩn xác. Đừng lướt qua, bỏ qua những chỗ có sai sót về cao độ và trường độ. Nếu không, khi đã ăn sâu chỗ sai vào tiềm thức thì sau này rất khó sửa, phải sửa đi, sửa lại rất mất thời giờ.
-Thoạt đầu tập ở tốc độ chậm, đến khi hát chính xác về cao độ và trường độ, tiết tấu mới tập đúng tốc độ qui định của bài.
-Đánh dấu những chỗ lấy hơi phù hợp. Trường hợp câu nhạc và lời ca không thống nhất được cùng một chỗ ngắt câu thì nên ưu tiên ngắt câu theo ý của lời ca để khỏi làm sai ý của câu hát.

*GỌT GIŨA, TẬP SÁNG TẠO:

Khi đã thuộc bài, là lúc phải trau chuốt, gọt giũa từng câu, từng đoạn.
-Trước hết, hết sức chú ý hát rõ lời, nhả chữ cho chính xác. Trong bài có những chữ khó phát âm thì phải tập kĩ. Một mặt phải đảm bảo sự âm vang cần thiết của âm thanh, mặt khác phải đảm bảo rõ lời. Với những chữ tận cùng bằng phụ âm đóng như C, CH, N, NH, NG, T, P… mà lại có trường độ kéo dài thì ta cần kéo dài nguyên âm trong chữ đó, cuối cùng đóng phụ âm lại, chuyển thành một nguyên âm vang ở mũi.
Hát rõ lời là rất quan trọng, nhưng không vì thế mà phát âm một cách máy móc, khô khan, cộc lốc, khiến câu hát trở thành rời rạc.
-Dựa vào nội dung, chất liệu âm nhạc để biểu hiện được phong phú, sâu sắc, có sáng tạo. Đừng quá bắt chước lối thể hiện bài hát của một vài ca sĩ đã thành danh, vì học người đi trước là cần thiết, nhưng đừng tự hạn chế sự sáng tạo của riêng mình!
Cám ơn các bạn đã đọc bài viết FLYPRO chia sẻ. Chúng tôi có những lớp học đào tạo ca sĩ, luyen thanh nhac cơ bản, học thanh nhạc nâng cao... Nếu các bạn có nhu cầu học có thể liên hệ với chúng tôi qua số 0938134479. Địa chri 891/10, Nguyễn Kiệm, Q Gò Vấp, Tp HCM.
TD (tổng hợp)

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN TẠI FLYPRO ENTERTAINMENT


luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn
THÙY DUYÊN
THÙY DUYÊN
Tư Vấn Thu Âm
093 847 6979
HỒNG UYÊN
HỒNG UYÊN
Sản Xuất Âm Nhạc
093 847 6979
THÚY NGA
THÚY NGA
Đào Tạo Nghệ Thuật
093 847 6979
VĂN CƯỜNG
VĂN CƯỜNG
Tổ Chức Sự Kiện
090 127 4479
NHƯ QUỲNH
NHƯ QUỲNH
Sản Xuất Phim
093 847 6979

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Hotline
chat_icon
Zalo
chat_icon
Messenger
Thu gọn Mở rộng