Làm Sao Để Tự Tin Hát Trước Khán Giả

 CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO TRUYỀN THÔNG GIẢI TRÍ FLYPRO

Hotline: 093 847 6979 
Email: info@flypro.vn

cách tự tin biểu diễn khi hát.jpg

I. Sự không tự tin ảnh hưởng gì đến giọng hát của bạn?

Khi hồi hộp, tim bạn đập nhanh hơn, nhịp thở cũng trở nên nhanh và nông hơn. Vì vậy bạn dễ bị hụt hơi hoặc lấy hơi không đủ khi hát.

Ngoài ra, khi quá hồi hộp bạn sẽ dễ bị run,các cơ bụng, cơ hầu họng,…thường co cứng làm ảnh hưởng đến cả chất giọng và sự biểu diễn trước khán giả.

II. Tại sao bạn run?

Run có nhiều nguyên nhân, không ai giống ai cả. Bạn hãy thử xem có nguyên nhân nào đúng với mình không nhé:

+ Không tự tin về kĩ thuật: Bạn cảm thấy mình hát không hay, hoặc với một số tác phẩm khó, bạn sợ mình lên giọng không được, không đạt được

+ Không tự tin về ngoại hình, về phong cách biểu diễn hoặc chỉ đơn giản vì không thoải mái tự nhiên trước đám đông.

+Hoặc có một số bạn tuy “không sợ” nhưng “vẫn run”. Trường hợp này có thể chỉ do bạn chưa quen. Mạnh dạn lên sân khấu biểu diễn một thời gian sẽ ổn.

III. Làm gì để tự tin hơn?

- Nếu được chọn tác phẩm trước khi hát: nên chọn những tác phẩm vừa sức với mình, từ dễ đến khó.

Hát với tinh thần học hỏi: Giọng của ai cũng có những điểm mạnh, điểm yếu nhất định. Các giáo viên luôn muốn hiểu rõ giọng hát của bạn hơn để có hướng luyện tập phù hợp nhất. Vì vậy bạn cứ mạnh dạn hát, giáo viên sẽ tận tình hướng dẫn bạn sửa chữa những lỗi sai của mình.

Đừng cố rập khuôn theo người khác: Nhiều người cảm thấy cần phải cố gắng hát cho giống một ai đó, đôi lúc chỉ vì không đủ tự tin để lôi cuốn sự chú ý khán giả. Nhưng mỗi người có một giọng hát và một hướng phát triển riêng. Cũng như cây cỏ không thể cao lớn như cây đại thụ được, nhưng bù lại nó rất mềm mại và nên thơ. Giọng của bạn cũng vậy, có những ưu điểm riêng đang chờ bạn chăm chút, hoàn thiện và phát triển nó. Vì vậy, hãy tập trung vào giọng hát của mình, lắng nghe và hiểu nó hơn.

- Tất nhiên, bên cạnh đó, bạn vẫn kiên trì luyện thanh để quen với các kĩ thuật. Khi đã quen và thuần thục việc xử lý ca khúc thì dù bị run bạn vẫn sẽ có phản xạ tốt.

- Luyện tập trước gương: Chọn một tư thế bạn cảm thấy thoải mái nhất, tự tin nhất, sau đó nhắm mắt lại và tưởng tượng cảnh bạn đang đứng trước lớp và đang hát một cách trơn tru và hoàn hảo.

- Tạo mối quan hệ gần gũi hơn với Giáo viên và các thành viên trong lớp: Người ta thường run hơn khi đứng trước người lạ. Khi bạn đã cảm thấy gần gũi hơn với các thành viên khác, bạn sẽ dễ hòa nhập và cảm thấy thoải mái hơn.

THAM GIA NGAY 1 BUỔI học thanh nhạc HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ tại FLYPRO để trở nên tự tin ngay hôm nay nhé!

Gọi ngay 093 847 6979 để được tư vấn nào!


cách tự tin.jpg

Trong khi bạn bè tha hồ vui vẻ, nói cười rất tự tin thì không ít teens lại phải đối mặt với một vấn đề rất trớ trêu là chứng... sợ giao tiếp. Sự rụt rè không phải do nhút nhát này của ấy biểu hiện ngay qua những dấu hiệu sinh lý như: ra nhiều mồ hôi, tay ướt, tim đập nhanh, có cảm giác nghẹt thở, đỏ mặt (hay tái nhợt), nói lắp, giọng nói ấp úng khó nghe, cơ bắp tê cứng...

Kết quả dẫn đến những hành động vụng về, run rẩy của chúng mình khi đứng trước đông người, trao đổi hay nói chuyện với người lạ đó mà! Thật là khổ sở quá trời ấy!

Hơn thế nữa, chứng sợ giao tiếp hay sợ đám đông này còn thể hiện ra trên phương diện cảm xúc và cách cư xử của teen nữa cơ nhé! Các ấy có thể cảm thấy sợ hãi ghê gớm khi rơi vào hoàn cảnh xung quanh toàn người xa lạ, lo lắng khi bị người khác xem xét hay đánh giá. Rồi thì teens cứ mặc cảm rằng bản thân mình sẽ bị xấu hổ, ngượng ngùng và sợ luôn cả việc người khác thấy mình đang như vậy. Thậm chí, có ấy vì điều này mà không dám đi học, tránh nói chuyện với bạn bè hay né những tình huống mà chúng mình có thể là tâm điểm cho sự chú ý của người khác í!

Chứng sợ giao tiếp đáng ghét này thường bắt đầu khi chúng mình bước vào tuổi dậy thì nhưng mầm mống của hắn có khi đã xuất hiện ngay từ lúc các ấy nhỏ tuổi hơn cơ. Và thật đáng ngại là các XX dễ bị chứng này làm phiền hơn XY đấy nhé!


Hội chứng này không phải đơn thuần do tính cách chúng mình nhút nhát đâu nha, nó còn do 2 yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau khác:

- Do di truyền: Chứng sợ đám đông thường xảy ra với các thành viên trong cùng một gia đình. Các bác nghiên cứu khoa học đang cố hết sức tìm xem cái gen quỉ quái nào đã gây ra chứng bệnh tai hại này cho chúng mình hay chỉ vì các thành viên trong gia đình tiếp xúc quá nhiều mà vô tình gây ra tình trạng bắt chước vô thức lẫn nhau luôn.

- Do sinh hóa học: Những chất hóa học trong cơ thể cũng có thể chính là nguyên nhân gây ra hội chứng sợ giao tiếp cho teen đấy! Ví dụ như sự mất cân bằng của chất serotonin trong óc chẳng hạn. Nghe lạ hoắc như vậy nhưng đây chính là chất quan trọng góp phần điều chỉnh cảm xúc cho chúng mình đó mà! Do vậy, nếu các ấy quá nhạy cảm với chất này thì sẽ dễ bị chứng sợ đám đông bắt nạt đáng ghét này.

Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng chính bộ phận trong não tụi mình tên là amygdala là kẻ chủ mưu gây ảnh hưởng lên phản ứng sợ hãi của teens. Ấy nào sở hữu phần amygdala cực nhạy cảm thì đương nhiên dễ bị sợ hãi hay tổn thương nhiều hơn trong những hoàn cảnh xã hội thông thường rồi.

Ngoài ra, khi teens bị đặt vào một môi trường hay hoàn cảnh mới hay phải gặp những người xa lạ mà chưa kịp thích nghi thì có thể khơi mào cho những triệu chứng lần đầu của chứng bệnh đáng ghét này đấy các ấy ạ!

cách tự tin khi hát

Tớ phải làm thế nào để xử lí chứng sợ đám đông này đây? 

Trước hết, teens cần phân biệt được nhút nhát một chút xíu trong bữa tiệc hay lo lắng khi phải nói chuyện trước đám đông chưa hẳn là chúng mình đã mắc hội chứng sợ giao tiếp đâu nha! Chỉ khi nỗi sợ hãi nặng nề hơn và kéo dài lâu ơi là lâu, gây ảnh hưởng cực kì không tốt đến việc học hành, các mối quan hệ và niềm vui sống của chúng mình thì các ấy mới cần tìm cách chữa trị thôi.


 Khi rơi vào hội chứng này, teens nên nhận ra những tình huống đời thường mà mình hay lo sợ và tránh né để tìm cách khắc phục thường xuyên, đều đặn. Các ấy có thể bắt đầu với những động thái nhỏ xíu như:

- Mở lời với mọi người xung quanh bằng những cách chào hỏi thông thường. Hãy cố gắng tập nhìn thẳng vào mắt người đối diện và cười đáp lại khi có người chào mình, cố gắng thử một vài lần rồi mọi việc sẽ dần dễ dàng hơn thôi mà.

- Tìm những điểm thật sự tốt đẹp để khen một người nào đó hay chính bản thân mình thật chân thành vì ai mà chẳng thấy dễ chịu và trở nên thân thiện hơn khi được đối xử thiện chí, phải không?

- Chú ý nhiều hơn tới những người bạn của mình. Sao teens không thử hỏi thăm họ về những vấn đề ưa thích của ấy như một bộ phim lãng mạn, bài hát ngọt ngào nào đó hay một môn thể thao mới toe cực thú vị mà ấy chưa từng thử nhỉ? Chúng mình có thể chuẩn bị trước những chủ đề muốn nói tới, đọc thêm nhiều sách báo để tìm thông tin hay đề tài. Thậm chí đơn giản hơn là chỉ cần hỏi đường đi từ một người xa lạ thôi là được rồi.

- Đừng để những ý nghĩ tiêu cực về mình áp bức bộ não. Hãy học cách thư giãn và ý tưởng học bộ môn yoga để tránh căng thẳng cũng là một ý kiến không hề tồi đâu nghen!- Ngủ đủ giấc cộng với măm măm đồ ăn tốt cho sức khỏe không chỉ giúp teen mạnh mẽ mà còn tự tin hơn nhiều lắm đó!

Và tốt nhất, khi các ấy rơi vào trạng thái luôn thấy căng thẳng quá độ dẫn đến trốn tránh giao tiếp hoàn toàn thì đừng ngại tới gặp bác sĩ để được giúp đỡ đầy đủ và đẩy lùi luôn hội chứng sợ đám đông phiền toái này nhá!


 Bạn có năng lực nhưng bạn không đủ tự tin? Nhất là khi đứng trước đám đông bạn đã tự nhủ không được run mà tim vẫn đập thình thịch và lời nói như bị ai “cướp” mất?

Tuy nhiên nếu bạn muốn thành công trong công việc bạn phải học cách nói trước công chúng. Vậy bí quyết là gì?

Dù là những đồng nghiệp thường xuyên tiếp xúc với bạn hay là đối tác khách hàng thì việc nói trước đám đông là một trong những cách tốt nhất để thành công.

Ngoài trở ngại trong việc cạnh tranh năng lực với những đồng nghiệp khác để thăng tiến bạn còn phải có kỹ năng nói và thuyết phục người khác nữa. Dù đã có được chiếc ghế “cao cấp” trong công ty, một chỗ dựa vững chắc, bạn vẫn cần rèn luyện tầm nhìn, cách nói và khả năng lãnh đạo của mình, bởi lúc này mọi sự chú ý đều hướng về bạn.

Bạn đang dẫn dắt lòng tin và cả sự đố kỵ của mọi người nhưng vẫn phải thầm khâm phục tài năng của bạn. Vậy nên hãy chứng tỏ bạn có khả năng lãnh đạo và những lời nói thuyết phục bằng những tuyệt chiêu dưới đây.
Bí quyết để tự tin “nói” trước đám đông

1. Giới thiệu và tổng kết lại những ý chính của bạn

Trong cuộc sống đôi khi bạn vẫn phải va vấp bởi những lời phát biểu, giới thiệu, lời chúc mừng trong một tiệc cưới hay nhận lễ giải thưởng? Nhưng đấy mới chỉ là những điều đơn giản. Trong công việc bạn buộc phải có những báo cáo, những bài thuyết trình cho một dự án. Những bài nói này thường dài và mang nhiều thông tin vì vậy người nghe sẽ có lúc sao nhãng những lời bạn nói.

Hãy tổ chức các dữ liệu thành ý chính, việc này sẽ làm cho bài thuyết trình của bạn dễ theo dõi hơn. Cần dẫn dắt họ hiểu theo ý của bạn. Nối những ý chính lại để cho người nghe thấy được sự logic, tiện theo dõi và hệ thống được những điều cần biết. Trước khi kết thúc bài thuyết trình, bạn phải tổng kết nhận mạnh ý chính và điều muốn người nghe lưu tâm. Theo các nhà hùng biện họ gọi quy tắc này là: “nói cho họ biết những gì mà bạn đang nói và nói cho họ những gì mà bạn đã nói”.

2. Thu hút khán giả bằng ánh mắt.

Ánh mắt là một trong những cách chủ yếu đề thu hút sự chú ý của khán giả. Để thu hút sự tập chung bạn phải làm cho mọi người cảm thấy rằng bạn đang nói với họ chứ không phải nói với cái trần nhà hay cái phòng mà họ đang ngồi đó. Nhìn trực tiếp là một trong những cách quan trọng để thu hút sự tập chung.

Đừng nhìn ra ngoài, hãy nhìn tất cả các khán giả từ từ bởi vì liếc mắt nhanh làm bạn trông có vẻ mang tâm trạng không tự tin. Khi bạn chú ý đến một khán giả hãy giữ ánh mắt của bạn trong vài giây nhưng không được quá lâu vì điều này khiến khán giả mất tự nhiên và sợ hãi (làm người nghe lo lắng không phải là quy tắc nói trước công chúng).

Hãy nhìn bình thường như là khi bạn đang nói chuyện bình thường với một ai đó. Nếu bạn cảm thấy điều này khó làm thì hãy nghĩ rằng điều này hoàn toàn bình thường. Có một giải thích rằng ánh mắt là một dấu hiệu của sự xung đột. Ngày xưa ánh mắt là một cách để lấn át đối phương trong một chận chiến và đó là lí do tại sao đối phương bắt đầu ra đòn trong khi “hắn” nhìn bạn. Do vậy hãy cố làm ra vẻ tự nhiên để nhìn trực tiếp vào mắt khán giả và thật khéo léo: thay cho việc nhìn trực tiếp vào mắt hãy nhìn vào khoảng trống giữa lông mày chính xác là chỗ giữa mũi và mắt. Cách nhìn này gây sự chú ý và không làm cho người khác sợ hãi. Bạn có thể nhờ người thân hay bạn bè để áp dụng thử nhìn bạn theo cách này và ngược lại, bạn sẽ không thấy sự khác nhau về ánh mắt khi nói trước đám đông nhưng có vẻ như đang thu hút người nói mà không khiến họ sợ hãi.

3. Nói một cách tự nhiên

Tại sao một số người lại có khả năng thu hút của khán giả còn những người khác thì không?

Khi bạn nói bạn cần phải nói một cách nhiệt tình, thay đổi âm thanh, giọng điệu lên xuống để thể hiện cảm xúc với những người nghe. Về cơ bản kĩ năng nói trước đám đông là bạn cần phải “kích thích cảm xúc” của người nghe, làm cho bài nói của bạn trở nên sôi động và cuốn hút. Nếu bạn không có hứng thú nói thì làm sao có thể thu hút khán giả của bạn được. Hỗ trợ cho sự tự nhiên đó bạn cần có một vài cử chỉ thích hợp, không quá nhiều như vung tay loạn xạ nhưng cũng đừng cứng nhắc nắm chặt tay lại hoặc để im trên bàn nhé.

Hãy nghĩ về điều này: Thông thường một người đọc 250 đến 300 từ mỗi phút và một người nói 100 đến 150 từ mỗi phút. Nếu bạn chỉ nói với giọng bình thường mà không có cử chỉ hay là sự thay đổi gì về giọng thì có lẽ bạn đang đọc một quyển sách chứ không phải là thuyết trình và quan tâm đến khán giả cũng như mọi thứ xung quanh. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đang trình diễn: bạn cần nói 100 từ với những cử chỉ và động lực để thu hút sự chú ý của khán giả. Nếu bạn thuyết trình bằng powerpoint thì hãy làm cho bài nói của bạn hấp dẫn hơn bằng cách đưa thêm tình huống, ví dụ để mọi người cùng bạn luận thay cho việc đọc hết các thông tin trên máy chiếu.  

4. Nên biết về nơi mà bạn sẽ thuyết trình

Viêc nói trước công chúng thì khá là stress do vậy bạn nên làm bất cứ điều gì để loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn. Đó là lí do tại sao bạn cần phải biết về nơi mà bạn sẽnói. Nếu có thể bạn hãy xem qua căn phòng đó trước để đề phòng bất chắc. Nếu không thể thì hãy đặt câu hỏi để biết thêm chút ít về nó. Căn phòng đó chứa đượcbao nhiêu người và bao nhiêu người tham dự. Điều này ảnh hưởng đến buổi thuyết trình diễn của bạn đấy.

Nếu bạn nói trước 20 người trong căn phòng có thể chứa đến 100 người thì bạn cần phải lên kế hoạch trước. Nhiệt độ của căn phòng dường như là một chi tiết nhỏ nhưng có thể tạo ra sự khác biệt, ăn mặc phù hợp bạn sẽ không bị lạnh hay là toát mồ hôi. Đôi khi chỉ vì nóng quá hay lạnh quá làm người bạn mướt mồ hôi hay run run khiến người nghe lầm tưởng bạn chẳng hề tự tin vào bản thân và những lời bạn nói có nên tin được không.

Cuối cùng đảm bảo rằng bạn có bài trình diễn và vật dụng cần thiết được chuẩn bị từ trước. Nếu bạn cần một chiếc phone, máy chiếu hay là đài đĩa thì hãy bảo họ chuẩn bị kỹ lưỡng và tốt nhất là bạn nên kiểm tra chúng để được an toàn. Mặc dù đây chỉ là những yếu tố nhỏ nhưng nó lại có tác dụng thay đổi lớn tới kết quả thành công của bài thuyết trình hay không. Mọi thứ đều tốt nếu bạn có thể kiểm soát và chúng là lợi thế của bạn.

5. Đừng bận tâm về các lỗi nhỏ

Dù bạn chuẩn bị kỹ đến thế nào thì cũng vẫn có thể xảy ra lỗi. Đây là tình huống không thể tránh được, nhưng bạn cần phải vượt qua và kiểm soát chúng. Bạn cần phải nghiêm túc nếu bạn muốn khán giả tôn trọng bạn và đó là lí do tại sao cần phải lờ đi những lỗi nhỏ. Sơ suất của việc phát âm sẽ xảy ra nhưng đừng lo lắng về chúng vì khán giả không chú ý đâu. Khán giả sẽ tập chung vào những điểm chính trong bài nói của bạn do vậy điều này xảy ra 9 hay 10 lần thì họ cũng không quan tâm. Nhưng sẽ đặc biệt chú ý nếu bạn lúng túng, bối rối không nói tiếp được hoặc ngừng lại quá lâu sau khi nói sai đấy. Thường thì khán giả sẽ không quan tâm về những lỗi đó của bạn mà sự chú ý của họ là với tư cách một người thuyết trình bạn sẽ cho họ xem cái gì. Vậy hãy tự tin lên nhé.

6. Kinh nghiệm

Có rất nhiều loại diễn văn như là các chủ đề mà con người quan tâm. Phạm vi của diễn văn từ bình thường đến trang trọng, cho một khán giả đến hàng ngàn khán giả. Mỗi loại diễn văn thì đều khác nhau và đó là lí do tại sao lên kế hoạch để đưa ra được những bằng chứng thuyết phục. Công tác chuẩn bị này rất quan trọng. Hãy tập nói trước gương, trước gia đình (có thể nhờ những người bạn thân chỉ giáo thêm). Thực hành nhiều và tự tin cùng 5 bí quyết trên sẽ giúp bạn có được nghệ thuật nói trước công chúng.


 Chuẩn bị cho thành công!

Tự tin là thứ vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Thế nhưng, rất nhiều người cảm thấy khó khăn để có được tự tin và đáng buồn thay, điều này có thể là một vòng luẩn quẩn: Những người thiếu tự tin sẽ rất khó để thành công.

Và rồi, hầu như không ai muốn giao công việc cho một người lúc nào cũng tỏ ra lo lắng, long ngóng, vụng về.

Mặt khác, bạn có thể bị thuyết phục bởi những người nói năng rõ ràng, luôn ngẩn cao đầu. Họ là những người đưa ra những câu trả lời chắc chắn và sẵn sàng thừa nhận khi họ không biết điều gì đó.

Người tự tin có khả năng truyền niềm tin đến người khác: đối tượng của họ, đồng nghiệp của họ, ông chủ của họ, khách hàng của họ và bạn bè của họ. Làm cho người khác tin tưởng là một trong những cách của một người tự tin gặt hái thành công.

Tin tốt là bạn có thể học và xây dựng tự tin cho bản thân mình. Cho dù bạn cố gắng tạo dựng sự tự tin cho chính bản thân hay truyền sự tự tin đến những người xung quanh thì tất cả điều đó đều đáng để nổ lực.

Vậy làm thế nào để người khác nhận ra sự tự tin ở bạn?

Mức độ của bạn tự tin có thể thể hiện thông qua nhiều cách: hành vi của bạn, ngôn ngữ cơ thể, cách bạn nói, những gì bạn nói,… Hãy nhìn vào những so sánh sau đây về hành vi của sự tự tin với hành vi của sự thiếu tự tin. Những suy nghĩ hay hành động nào để bạn nhận ra ở chính mình và người xung quanh bạn?

Tự tin Thiếu tự tin Làm những gì bạn tin là đúng, ngay cả khi những người khác phản đối và chỉ trích nó. Bạn làm theo ý kiến của người khác Sẵn sàng chấp nhận rủi ro và tiếp tục thực hiện nhằm đạt được kết quả tốt hơn. Bạn luôn muốn mình ở trong “vùng an toàn” do sợ thất bại và để tránh rủi ro. Thừa nhận và học hỏi từ sai lầm Làm việc chăm chỉ để che đậy những sai lầm và hy vọng rằng bạn có thể sửa chữa chúng trước khi bị ai đó phát hiện. Chờ đợi những người khác chúc mừng bạn về những thành tích bạn đạt được Bạn đề cao ưu điểm đến càng nhiều người và càng thường xuyên càng tốt Chấp nhận lời khen một cách lịch thiệp. “Cám ơn, tôi thực sự đã làm việc chăm chỉ cho bản cáo bạch đó. Tôi vui vì bạn nhận thấy nỗ lực của tôi.” Né tránh lời khen một cách không câu nệ. “Oh, bản cáo bạch thực sự không có gì, bất cứ ai có thể đã làm nó.”

Như bạn đã thấy từ các ví dụ trên, sự thiếu tự tin vào bản thân sẽ “hủy hoại” chính bản thân bạn và thường có những biểu hiện tiêu cực. Người tự tin nói chung là tích cực hơn – họ tin vào bản thân và khả năng của họ. Họ cũng tin vào cuộc sống một cách toàn diện.

Sự tự tin là gì?

Hai điều cốt lõi tạo nên sự tự tin là: tự hiệu quả (self-efficacy) và lòng tự trọng.

Chúng ta thấy tự hiệu quả khi chúng ta thấy bản thân mình (và những người khác tương tự như chúng ta) nắm vững các kỹ năng và đạt được mục tiêu nhờ các kỹ năng đó. Có một điều chắc chắn rằng, nếu chúng ta học hỏi và làm việc chăm chỉ ở bất cứ một lĩnh vực nào, chúng ta sẽ thành công. Sự tự tin ấy giúp con người ta vượt qua mọi thử thách và kiên trì đối mặt với thất bại.

Điều này giống với lòng tự trọng nhưng lòng tự trọng mang ý nghĩa tổng quát hơn: chúng ta có thể đối phó với những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta và chúng ta có quyền được hạnh phúc. Một phần, điều này xuất phát từ một cảm giác rằng những người xung quanh luôn ủng hộ chúng ta, cái mà chúng ta có thể hoặc không có thể kiểm soát. Tuy nhiên, nó cũng xuất phát từ suy nghĩ rằng chúng ta đang hành xử có đạo đức, rằng chúng ta có khả năng thực hiện những gì chúng ta muốn làm và rằng chúng ta có thể gặt hái thành công khi chúng ta đặt tâm trí vào nó.

tự tin khi hát.jpg

Một số người tin rằng sự tự tin có thể được xây dựng bởi sự khẳng định và suy nghĩ tích cực. Với 15 phút, chúng tôi tin rằng suy nghĩ đó vẫn đúng nhưng nó chỉ quan trọng trong việc xây dựng sự tự tin (bằng cách thiết lập và đạt được mục tiêu) – từ đó xây dựng năng lực. Nếu không có sự nhận thức cơ bản, bạn không có sự tự tin: bạn quá tự ti và điều này chỉ đem lại thất bại, thất vọng cho bạn

- Tin xấu là không có một cách sửa chữa nhanh chóng nào hoặc bất cứ một giải pháp 5 phút để xây dựng sự tự tin.

- Tin tốt là xây dựng sự tự tin là việc dễ dàng đạt được miễn là bạn có sự tập trung và quyết tâm để thực hiện. Và tin tốt hơn nữa là những gì đem đến sự tự tin của bạn cũng sẽ đem đến thành công của bạn. Sau cùng, sự tự tin được tạo dựng một cách vững chắc và rất thực. Không ai có thể lấy nó từ bạn!

Vì vậy, đây là ba bước để đạt được sự tự tin. Chúng ta sẽ sử dụng các phép ẩn dụ của một cuộc hành trình: chuẩn bị cho cuộc hành trình của bạn, lập kế hoạch và thúc đẩy hướng tới thành công.

Bước đầu tiên liên quan đến việc bạn tự sẵn sàng cho hành trình đi tìm sự tự tin. Bạn cần phải xác định bạn đang ở đâu, nghĩ về nơi bạn muốn đến, nhận thức đúng đắn về cuộc hành trình của bạn và cam kết với chính mình để bắt đầu và ở lại với nó.

Để chuẩn bị cho cuộc hành trình của bạn, hãy thực hiện năm điều sau:

Hãy nhìn vào những gì bạn đã đạt được

Hãy suy nghĩ về cuộc sống của bạn cho đến nay và liệt kê danh sách mười điều tốt đẹp nhất mà bạn đã đạt được trong “bản ghi thành tích”. Có thể bạn đứng đầu trong một bài kiểm tra quan trọng hoặc trong một kỳ thi hay nắm giữ vai trò chính của một nhóm quan trọng, tạo ra doanh số bán hàng cao nhất hoặc dã bạn đã tạo nên một điều khác biệt trong cuộc sống của một người khác hoặc chuyển giao một dự án có ý nghĩa trong công việc kinh doanh của bạn.

- Hãy đặt danh sách đó vào nơi bạn có thể xem thường xuyên. Và sau đó dành ra ít phút mỗi tuần để hưởng sự thành công bạn đạt được!

- Hãy nghĩ về những điểm mạnh của bạn:

- Tiếp theo, sử dụng một kỹ thuật như phân tích SWOT (Phân tích SWOT khám phá cá nhân) để biết bạn là ai và bạn “đang ở đâu”. Nhìn vào bản ghi thành tích và nghĩ về cuộc sống gần đây của bạn, hãy nghĩ về việc bạn bè nhìn nhận điểm mạnh và điểm yếu của bạn như thế nào. Từ đó, suy nghĩ về những cơ hội và mối đe dọa bạn phải đối mặt.

- Hãy chắc rằng bạn thích thú với những giây phút nghĩ về những điểm mạnh của mình!

- Hãy suy nghĩ về những gì quan trọng với bạn, và nơi bạn muốn đến

- Tiếp theo, hãy nghĩ về những điều thực sự quan trọng với bạn và những gì bạn muốn đạt được trong cuộc sống.

Thiết lập và đạt được mục tiêu là một phần quan trọng của phần này. Sự tự tin thật sự cũng xuất phát từ đây. Thiết lập mục tiêu là quá trình bạn tạo dựng mục tiêu cho mình và đo lường thành công của bạn trong việc đạt đến các mục tiêu đặt ra. Xem bài báo của chúng tôi về thiết lập mục tiêu để tìm hiểu cách sử dụng công cụ hữu ích này hoặc sử dụng Life Plan Workbook để giúp bạn vạch định mục tiêu một cách chi tiết (xem “Lời khuyên” dưới đây).

Ghi lại các mục tiêu thiết lập của bạn vào bảng phân tích SWOT. Đặt mục tiêu nhằm khai thác các điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của bạn, qua đó vạch ra các cơ hội cho bạn và kiểm soát các mối đe dọa bạn phải đối mặt.

Sau khi đã thiết lập các mục tiêu quan trọng trong cuộc sống của mình, bạn hãy xác định những việc cần làm đầu tiên trong mỗi giai đoạn.

Lời khuyên

Khởi động vi lý trí óc của bạn:

Ở giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu quản lý trí óc của bạn. Học cách nhận biết và đánh bại những ý nghĩ của bản thân mà chính chúng sẽ phá hủy sự tự tin của bạn. Xem bài viết của chúng tôi về tư duy tích cực hợp lý để biết cách thực hiện điều này.

Thực hiện cam kết thành công với chính mình!

Phần cuối cùng của việc chuẩn bị cho cuộc hành trình này là để thực hiện một lời hứa rõ ràng và dứt khoát với chính mình rằng bạn hoàn toàn cam kết cho cuộc hành trình của bạn, và bạn sẽ làm tất cả những gì trong khả năng của bạn để đạt được nó.

Để được trợ giúp với việc đánh giá và quản lý rủi ro bạn phải đối mặt, rủi ro của chúng tôi đọc bài viết phân tích và quản lý.

Dù sao đi nữa, thực hiện lời hứa!

cách tự tin.jpg

Lời khuyên: Cân đối sự tự tin

Sự tự tin là một thứ gì đó về sự cân đối. Ta vẫn thường thấy, một số người tỏ ra rất thiếu tự tin, nhưng cũng có người quá tự tin.

Nếu bạn không có đủ sự tự tin, bạn sẽ tránh những việc có tính rủi ro cao và đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân và như thế, sẽ không có bất cứ sự nỗ lực nào ở bạn hết. Mặt khác, nếu bạn quá tự tin, bạn có thể mắc phải quá nhiều rủi ro, làm việc vượt quá khả năng của bạn và những hậu quả đem lại sẽ khá nặng nề. Bạn cũng có thể rất lạc quan rằng bạn không cần phải cố gắng hết sức để thành công.

Để làm được điều này bạn cần phải có sự tự tin đúng mức dựa nên thực tế cũng như năng lực của bản thân. Với sự tự tin đúng mực, bạn có thể lường trước những rủi ro, thử thách bản thân (nhưng vẫn nằm trong khả năng của bạn) và nỗ lự hết mình.

Vậy bạn tự tin vào bản thân như thế nào? Hãy thử làm một vài câu hỏi ngắn sau đây để khám phá bản thân mình tự tin như thế nào và bắt đầu vạch chiến lược nâng cao mức độ tự tin của bản thân. (làm bài kiểm tại bài viết: bạn tự tin như thế nào?)

Lập kế hoạch

Đây là lúc bạn bắt đầu, dần dần tiến tới mục tiêu của bạn. Bằng cách làm đúng việc và bắt đầu từ những việc nhỏ, dễ thực hiện  bạn thực sự đang đi trên con đường hướng tới thành công – đi đôi với việc này là sự khởi đầu việc xây dựng sự tự tin.

Xây dựng những kiến thức để thành công:

Nhìn vào mục tiêu của mình, xác định những kỹ năng bạn sẽ cần phải có để đạt được mục tiêu ấy. Và sau đó, bạn hãy xác định cách thức đạt những kỹ năngnày một cách tự tin và tốt nhất. Không nên chấp nhận một giải pháp sơ sài hay tạm ổn- tìm một giải pháp, chương trình một hoặc một khóa học giúp trang bị đầy đủ cho bạn, giúp bạn đạt được những gì bạn muốn. Sẽ lý tưởng hơn nếu khóa học ấy cấp cho bạn một chứng chỉ hoặc bằng cấp có giá trị mà bạn có thể tự hào về chúng.

cách tự tin.jpg

Tập trung vào các vấn đề cơ bản:

Khi bắt đầu, bạn không nên cố làm những việc đòi hỏi sự khéo léo hoặc sự tỉ mỉ. Không nên cố đạt đến sự hoàn hảo – chỉ cần thích thú với những công việc đơn giản và hoàn thành chúng thật tốt, thật xuất sắc.

Đặt những mục tiêu nhỏ và hoàn thành chúng:

Bắt đầu với những mục tiêu rất nhỏ mà bạn đã vạch ra ở bước 1, tạo cho mình thói quen thiết lập chúng, đạt được chúng và ăn mừng thành quả đạt được. Đừng “thử thách hóa” mục tiêu ở thời điểm này, bạn chỉ nên tạo thói quen “đạt được-ăn mừng” những thành quả đó thôi.Từng chút một, bắt đầu chồng chất những thành công!

Quản lý trí óc của bạn

Mặt khác, bạn nên học cách xử lý thất bại. Chấp nhận những sai lầm có thể xảy ra khi bạn thử làm điều gì đó mới mẻ. Thực tế, khi đã có thói quen xử lý những sai lầm và coi chúng như một bài học kinh nghiệm, bạn (hầu như) có thể nhìn nhận những sai lầm đó như một việc tích cực. Sau cùng, tất cả những điều trên đều được “cô đọng” bằng câu “Nếu nó không giết bạn, nó làm cho bạn mạnh mẽ hơn!”

Thúc đẩy hướng tới thành công

Ở giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy sự tự tin của bạn đang dần được tạo dựng. Bạn đã hoàn tất một số các khóa học bạn bắt đầu ở bước 2 và sẽ có rất nhiều thành công để ăn mừng!

Đây là thời gian để thử thách chính mình. Thực hiện các mục tiêu lớn hơn một chút và những thách thức khó khăn hơn một chút. Tăng giới hạn cam kết của bạn.

Lời khuyên 1:

Ở giai đoạn này sự tự tin của bạn đang dần được tạo dựng, bạn nên chú ý đừng sa đà vào việc tận hưởng thành công của mình. Hãy đặt mình ở vị trí bắt đầu, mọi người thường nổ lực tốt hơn khi bắt đầu.

Lời khuyên 2:

Nếu bạn chưa rõ mức độ tự tin của mình, hãy xem bài “Bạn tự tin như thế nào” của chúng tôi để khám phá mức độ tự tin của bạn và xác định chiến lược xây dựng sự tư tin cho bạn.Miễn là bạn thử thách bản thân một cách vừa phải, không quá mức, bạn sẽ nhanh chóng tạo dựng được sự tự tin.Thiết lập mục tiêu được cho là kỹ năng quan trọng nhất bạn có thể học hỏi để nâng cao sự tự tin của bạn. Nếu bạn chưa đọc và áp dụng bài viết về thiết lập mục tiêu.

THAM GIA NGAY 1 BUỔI học thanh nhạc HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ tại FLYPRO để trở nên tự tin ngay hôm nay nhé!

tự tin.jpg

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN TẠI FLYPRO ENTERTAINMENT


luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn
THÙY DUYÊN
THÙY DUYÊN
Tư Vấn Thu Âm
093 847 6979
HỒNG UYÊN
HỒNG UYÊN
Sản Xuất Âm Nhạc
093 847 6979
THÚY NGA
THÚY NGA
Đào Tạo Nghệ Thuật
093 847 6979
VĂN CƯỜNG
VĂN CƯỜNG
Tổ Chức Sự Kiện
090 127 4479
NHƯ QUỲNH
NHƯ QUỲNH
Sản Xuất Phim
093 847 6979

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Hotline
chat_icon
Zalo
chat_icon
Messenger
Thu gọn Mở rộng