Cách đặt hợp âm cho một bản nhạc bất kì (P.2)

Bài 3: Âm giai tương tiếp

Dựa vào 2 âm giai chính là Đô trưởng và La thứ ta có thể viết tiếp 28  âm giai tự nhiên còn lại dựa vào quy định về khoảng cách của âm giai  thể trưởng và âm giai thể thứ.
I: Viết các âm giai thể trưởng dựa vào âm giai Đô trưởng
Trong âm giai Đô trưởng: Đô Rê Mi Fa Sol La Si Đô ta có thể chia ra 2  phần gồm Đô Rê Mi Fa được gọi là bán âm giai thượng và Sol La Si Đô gọi  là bán âm giai hạ.
1. Âm giai mang dấu thăng
Để viết 7 âm giai mang dấu thăng ta sử dụng bán âm giai hạ của âm giai  Đô trưởng là Sol La Si Đô để làm bán âm giai thượng (tức phần đầu) cho  âm giai mới, sau đó viết tiếp các nốt còn lại theo thứ tự tăng dần, ta  được âm giai mới như sau:
   Sol La Si Đô Rê Mi Fa Sol 
Tiếp theo dựa vào quy định về khoảng cách của âm giai thể trưởng là 1-1-1/2-1-1-1-1/2 để đặt thêm dấu thăng (#) vào sao cho âm giai mới có khoảng cách đúng  với quy định. Ta có thể nhận thấy rằng phần bán âm giai thượng của âm  giai mới do lấy từ âm giai trước nên phần này khoảng cách đã đúng, không  cần phải chỉnh sửa. Và khoảng cách của âm giai này khi chưa thêm dấu  thăng sẽ là: 1-1-1/2-1-1-1/2-1. Khoảng cách này không đúng với quy định. Như vậy ta sẽ thăng nốt Fa nên nửa cung nữa, ta sẽ được:
      Sol La Si Đô Rê Mi Fa# Sol 
Bây giờ nếu kiểm tra lại khoảng cách bạn đã thấy nó hoàn toàn đúng, và  đây chính là âm giai tương tiếp của âm giai Đô trưởng: Sol trưởng.
Tương tự để viết tiếp âm giai tương tiếp của âm giai Sol trưởng ta cũng là như trên, ta được âm giai mới là Rê trưởng:
     Rê Mi Fa# Sol La Si Đô# Rê
Các âm giai còn lại cứ viết tương tự, lưu ý là chỉ có 7 âm giai tự nhiên  có mang dấu thăng thôi nhé. bởi vì 1 âm giai được coi là đúng chỉ khi  nó có chứa tên của cả 7 nốt nhạc.
2. Viết âm giai trưởng mang dấu giáng
Ngược lại với cách viết âm giai trưởng mang dấu thăng, đối với âm giai  trưởng có mang dấu giáng ta lấy phần bán âm giai thượng của âm giai Đô  trưởng (Đô Rê Mi Fa) làm bán âm giai hạ (phần sau) của âm giai mới và  viết ngược lại ta được: 
Fa Sol La Si Đô Rê Mi Fa
Ta thấy rằng âm giai mới có khoảng cách là 1-1-1-1/2-1-1-1/2 nên chưa  đúng với quy định. Ta cần giáng nốt Si xuống nửa cung để có khoảng cách  đúng:
    Fa Sol La Si Đô Rê Mi Fa
Bây giờ chúng ta đã có âm giai Fa trưởng đúng với quy định. Để viết tiếp các âm giai còn lại chúng ta cũng làm tương tự:
    Đô Rê Mi  Fa Sol La Si
Ta được âm giai mới là Si giáng trưởng.
...các âm giai còn lại cứ thế mà viết, lưu ý cũng chỉ có 7 âm giai tự  nhiên mang dấu giáng. Vì vậy chúng ta sẽ có tổng cộng 15 âm giai thể  trưởng.
Đối với âm giai thể thứ chúng ta sử dụng âm giai La thứ để viết tiếp các  âm giai còn lại với cách thức giống như với âm giai thể trưởng. Tuy  nhiên cần lưu ý rằng khoảng cách phải đúng với quy định của âm giai thể  thứ là: 1-1/2-1-1-1/2-1-1    
Bài 4: Nắm bắt 1 bản nhạc.

Sau khi đã nắm vững âm giai-âm thể là gì, âm giai tương đối và tương  tiếp của 1 âm giai là âm giai nào thì chúng ta đã sẵn sàng để đạt đến  cấp độ tiếp theo. 
Đối với 1 bản nhạc, bạn có nhiều cách hòa âm (đặt hợp âm) cho chúng, và  tốt nhất là các bạn nên tự làm việc này, trình độ sẽ tiến rất nhanh so  với việc nhìn 1 bản nhạc đã được điền sẵn hợp âm, rất không tốt cho 1  người chơi guitar. Tuy nhiên để hòa âm cho 1 bản nhạc, bạn phải nắm bắt  được những quy tắc căn bản của công việc này.
Nhưng trước hết bạn phải hiểu được bản nhạc mình đang nghe hay chính bạn  đang thể hiện được viết bằng âm thể nào? Đây là chìa khóa duy nhất để  bạn mở cách cửa trở thành 1 tay guitar xuất sắc và đi đún đúng hướng. Để  xác định 1 bản nhạc thuộc thể nào bạn có thể tham khảo vài cách sau:
 Đối với bản nhạc bạn có sheet: Nếu có sheet bản nhạc mình yêu thích  rồi thì việc này khá đơn giản. Bạn chỉ cần quan sát số lượng dấu hóa  (thăng, giáng) ghi ở mỗi đầu bản nhạc và nốt kết thúc của bản nhạc đó.  Chẳng hạn đầu bản nhạc không có dấu thăng, dấu giáng nào thì có thể  chúng nằm ở Đô trưởng hoặc La thứ (bởi vì 2 âm giai này không có dấu hóa  lập thành), và nếu bản nhạc kết thúc bằng nốt Đô thì bản nhạc thuộc thể  Đô trưởng, nếu nốt kết thúc bằng La thì bản nhạc thuộc thể La thứ.  Tương tự nếu bản nhạc có 1 dấu thăng lập thành thì nó có thể là Mi thứ  hoặc Sol trưởng, nếu nốt kết thúc là Mi thì bản nhạc thuộc Mi thứ, kết  thúc bằng Sol bản nhạc thuộc Sol trưởng. 
Dựa vào quy tắc này bạn có thể tìm được hầu hết thể của các bản nhạc đã  có sheet (“hầu hết” có nghĩa rằng không phải tất cả, bởi vì còn 1 số quy  tắc khác nhưng ít gặp nên mình sẽ không dài dòng).
*Lưu ý: Dấu hóa lập thành là những dấu hóa được ghi ở đầu mỗi bản nhạc chứ không phải trong cả bản nhạc.
*Yêu cầu: Đọc được các nốt nhạc trên khóa Sol.
 Nhưng khi bạn nghe người khác hát để đệm cho họ, hay chính bạn hát  thì sao? Đây là vấn đề khá đau đầu đối với 1 tay guitar mới. Tuy nhiên  đừng quá lo lắng, hãy kiên nhẫn đọc tiếp biết đâu những kinh nghiệm sau  đây có thể giúp được bạn. Trong trường hợp này, bạn hãy chú ý đến tiết  tấu của bản nhạc. Nếu chúng buồn, nhẹ nhàng và sâu lắng thì phần lớn  chúng thuộc thể thứ. Nếu vui vẻ, mạnh mẽ và sôi động thì phần lớn thuộc  thể trưởng (cũng không ít ngoại lệ nhé). Công việc tiếp theo xem ra khó  nhằn hơn rất nhiều, đó là dò nốt. Nghe có vẻ không dễ dàng nhưng bạn  đừng lo, làm vài lần sẽ quen thôi. Nó sẽ phụ thuộc đôi chút khả năng cảm  âm của bạn. Bạn hãy hát thật chậm và dò từng nốt trên cần đàn sử dụng 4  ngăn đầu tiên thôi, đánh chậm rãi từng nốt sao cho đúng với từng từ  bạn(hoặc người khác) phát ra. Thông thường thì người có kinh nghiệm họ  sẽ xác định dựa vào câu nhạc đầu tiên của bản nhạc, nhưng nếu bạn mới  chơi thì dò luôn vài câu thì các nốt trên âm giai sẽ dần dần hiện ra  thôi. 1 cách hữu dụng để luyện khả năng này là hãy mở bản nhạc ở tốc độ  chậm, ca sĩ hát từ nào bạn dò từ đó, dần dần bạn sẽ thấy còn khó khăn  nữa.
Sưu tầm
  
Bạn có sáng tác mới, chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành một bản nhạc thật hay theo phong cách riêng. FLYPRO sẽ liên hệ các ca sĩ thể hiện ca khúc nếu bạn cần, ngoài ra FLYPRO sẽ giới thiệu ca khúc đó cho ca sĩ nếu bạn muốn nhượng quyền tác giả.
 

>>> Vui lòng liên hệ trực tiếp để chúng tôi có thể được tư vấn cho bạn >>>
090.219.4479

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG GIẢI TRÍ FLY PRO
VP: 891/10 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, TPHCM

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN TẠI FLYPRO ENTERTAINMENT


luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn
THÙY DUYÊN
THÙY DUYÊN
Tư Vấn Thu Âm
093 847 6979
HỒNG UYÊN
HỒNG UYÊN
Sản Xuất Âm Nhạc
093 847 6979
THÚY NGA
THÚY NGA
Đào Tạo Nghệ Thuật
093 847 6979
VĂN CƯỜNG
VĂN CƯỜNG
Tổ Chức Sự Kiện
090 127 4479
NHƯ QUỲNH
NHƯ QUỲNH
Sản Xuất Phim
093 847 6979

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Hotline
chat_icon
Zalo
chat_icon
Messenger
Thu gọn Mở rộng