Các nguyên tắc lập, tiến hành hợp âm cho ca khúc

Hòa âm 
Hoà âm theo nghĩa là "việc phối hợp âm thanh, trong đó gồm âm thanh mang tính nhạc và không mang tính nhạc, nhằm tô điểm và làm đẹp thêm cho giai điệu hoặc ca khúc để trình bày đến tai người nghe". 

Do đó, hoa am bao trùm các kỹ thuật:
- Một là, chọn hợp âm để soạn ra tiến hành hợp âm cho giai điệu/ca khúc.
- Hai là, viết đối âm để soạn giai điệu phụ theo tiến hành hợp âm đã được soạn ra cho giai điệu/ca khúc chính.
- Ba là phối khí - chọn nhạc cụ để diễn tấu các giòng nhạc được soạn có đối âm và theo tiến hành hợp âm của giai điệu/ca khúc chính.
- Bốn là, phối âm hoặc hòa thanh - soạn giai điệu bè cho giọng người theo tiến hành hợp âm đã có.
Khi chọn hợp âm để tạo ra tiến hành hợp âm cho giai điệu/ca khúc tức là đã thực hiện gần hết việc hòa âm. Phần còn lại là soạn đối âm, phối khí và phối âm. Nhưng theo như tôi cảm nhận, một giai điệu/ca khúc không hay thì cho dù người soạn hòa âm có phù phép bằng kỹ thuật hòa âm cách nào đi nữa thì vẫn là một giai điệu/ca khúc không hay. Khi đã là giai điệu/ca khúc hay rồi, dù chỉ soạn hòa âm đơn giản thì vẫn luôn là giai điệu/ca khúc hay. 

Nhưng nói cho đúng hơn, một giai điệu/ca khúc đẹp luôn tiềm ẩn nền hòa âm hay. Điều này được nhận thấy rõ trong các ca khúc nổi tiếng của thế giới: giai điệu đẹp với nền hòa âm không thể tách rời được. Nếu có ai thay đổi bất kỳ hợp âm nào, sẽ làm què quặt ngay ca khúc này. Nhưng điều này không bao giờ xảy ra đối với các ca khúc Việt Nam. 

Soạn tiến hành hợp âm 
Rất nhiều nhạc sĩ soạn hòa âm tại Việt Nam không biết cách chọn hợp âm sao cho tạo thành tiến hành hợp âm hay để đệm cho giai điệu/ca khúc. Cách họ làm là ghi hợp âm dựa theo những nốt nhạc trong ô nhịp mà không hiểu "sự réo gọi nhau" của các hợp âm. Nên hiểu là sự xuất hiện của hợp âm trong một ô nhịp có liên quan đến hợp âm trong ô nhịp trước đó và có ảnh hưởng đến hợp âm trong ô nhịp sau đó. 

Có 4 nguyên tắc căn bản trong việc chọn và lập tiến hành hợp âm. 

Nguyên tắc thứ nhất: Vòng Quãng 5
Hợp âm gọi nhau xuôi và ngược theo như vòng bêntrái. 

Khi chơi nhạc ngẫu hứng (tức là không được tập ráp với nhau trước để đệm cho ca khúc), để dạo nhạc, các nhạc công thường hay nói "đánh theo hợp âm vòng" để chỉ tiến hành hợp âm theo vòng quãng 5 trên. Thí dụ: ca khúc có điệu thức Am thì hợp âm vòng thông dụng sẽ là: 

Am --> Dm --> G --> C --> F --> E7 --> Am 

Nguyên tắc thứ hai: hợp âm thay thế nhau. 

Để hợp âm có thể "hát" khi đệm cho giai điệu/ca khúc, nên thay đổi hợp âm cho mỗi ô nhịp bằng cách thay thế hợp âm. Việc biết thay đổi hợp âm sao cho hay trong mỗi ô nhịp cũng sẽ dẫn dắt người biểu diễn hòa mình vào giai điệu/ca khúc. 

Hợp âm thuận tự nhiên có 3 nốt nhạc tức là có thể dùng để đệm cho một trong 3 nốt nhạc này. Như vậy, một nốt nhạc có thể được đệm bằng 3 hợp âm. 

Thí dụ: trong cung C, hợp âm thay thế được hợp âm C sẽ như sau 
Và, hợp âm được chọn để thay thế hợp âm trước nên là hợp âm sẽ gọi hợp âm kế tiếp theo vòng quãng 5. 

Thí dụ: trong cung C, tiến hành hợp âm đơn giản có thể như thế này: 

C | C | Am | Am | Dm | G7 | C | 

Để giúp hợp âm có thể "hát" hay hơn thì có thể dùng hợp âm thay thế như sau: 

C | Em | Am | F | Dm | G7 | C | 

(hợp âm Em thay thế hợp âm C để gọi hợp âm Am; hợp âm Dm thay thế hợp âm F để gọi hợp âm G7) 

Và, hợp âm được chọn để thay thế hợp âm trước nên là hợp âm sẽ gọi hợp âm kế tiếp theo vòng quãng 5. 

Thí dụ: trong cung C, tiến hành hợp âm đơn giản có thể như thế này: 

C | C | Am | Am | Dm | G7 | C | 

Để giúp hợp âm có thể "hát" hay hơn thì có thể dùng hợp âm thay thế như sau: 

C | Em | Am | F | Dm | G7 | C | 

(hợp âm Em thay thế hợp âm C để gọi hợp âm Am; hợp âm Dm thay thế hợp âm F để gọi hợp âm G7) 

Nguyên tắc thứ ba: để việc chuyển hợp âm nghe mượt mà thì giữa 2 hợp âm này phải có nốt giống nhau. Thí dụ: C và Em có 2 nốt giống nhau là E và G; C và Am có 2 nốt giống nhau là C và E; F và Dm có 2 nốt giống nhau là F và A. 

Thí dụ trong cung C, tiến hành hợp âm đơn giản có thể như thế này: 

C | C | Am | Am | Dm | G7 | C | 

thì có thể thay thế hợp âm theo nguyên tắc này như sau: 

C | Am | F | Dm | D7 | G7 | C | 

(Hợp âm Am có 2 nốt trong hợp âm C: C và E. Hợp âm F có 2 nốt trong hợp âm Am: A và C. Hợp âm Dm có 2 nốt trong hợp âm F: F và A) 

Nguyên tắc thứ tư: nếu các nốt của hợp âm trước chuyển sang các nốt của hợp âm sau liền bậc nhau, tức theo quãng 2 thứ và trưởng thì sự chuyển hợp âm này cũng sẽ nghe mượt mà. 

Thí dụ: Eb chuyển sang C
Hiểu và ứng dụng được các nguyên tắc ghi hợp âm trên sẽ giúp cho người làm hòa âm tạo ra được tiến hành hợp âm đẹp và cũng sẽ giúp cho người sáng tác nhạc tạo ra được những giai điệu có nền hòa âm đẹp. 
ĐẮC TÂM ANVN24 

>>> Vui lòng liên hệ trực tiếp để chúng tôi có thể được tư vấn cho bạn >>>
090.219.4479

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG GIẢI TRÍ FLY PRO
VP:891/10 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, TPHCM

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN TẠI FLYPRO ENTERTAINMENT


luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn
THÙY DUYÊN
THÙY DUYÊN
Tư Vấn Thu Âm
093 847 6979
HỒNG UYÊN
HỒNG UYÊN
Sản Xuất Âm Nhạc
093 847 6979
THÚY NGA
THÚY NGA
Đào Tạo Nghệ Thuật
093 847 6979
VĂN CƯỜNG
VĂN CƯỜNG
Tổ Chức Sự Kiện
090 127 4479
NHƯ QUỲNH
NHƯ QUỲNH
Sản Xuất Phim
093 847 6979

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Hotline
chat_icon
Zalo
chat_icon
Messenger
Thu gọn Mở rộng