Bố cục khung hình trong quay phim
Bố cục khung hình chính là cách sắp xếp các nhân vật, vật thể, mảng, khối, màu sắc, ánh sáng trong khung hình (nhìn thấy trong ống ngắm) khi quay phim theo một những quy tắc nhất định. Các cách bố cục khung hình trong quay phim, Quay MV đều được thừa kế từ nhiếp ảnh. Do đó, những kiến thức về bố cục khung hình trong nhiếp ảnh đều rất có ích trong quay phim. Có rất nhiều quy tắc về bố cục, tuy nhiên có 3 quy tắc cơ bản nhất mà người quay phim phải nắm được đó là: quy tắc đường chân trời, quy tắc 1/3 và quy tắc hướng nhìn.
2.1.Quy tắc đường chân trời Đường chân trời là đường giao tuyến của mặt đất với bầu trời khi ta trải tầm nhìn ra xa, nó nằm ngang chia cách mặt đất với bầu trời.
Như vậy là ta đã biết đường chân trời. Vậy quy tắc đường chân trời là gì? Quy tắc rất đơn giản như sau:
– Đường chân trời phải luôn luôn song song với cạnh trên và dưới của khuôn hình. Không nên để đường chân trời chéo và xiên khuôn hình.
– Nếu muốn lấy bầu trời nhiều thì đặt đường chân trời ở nửa dưới của khuôn hình
– Nếu muốn lấy mặt đất nhiều thì đặt đường chân trời ở nửa trên của khuôn hình
– Tránh (hoặc không bao giờ) đặt đường chân trời ở giữa khuôn hình.
Quy tắc 1/3 chính là đặt nhân vật của mình vào giao điểm của các đường tưởng tượng và đặt trên các đường tưởng tượng. Những điểm và đường này được gọi là điểm mạnh và đường mạnh trong khuôn hình. Không ai giải thích đựơc tại sao nhưng hầu như tất cả các bức ảnh đều áp dụng quy tắc này hoặc là biến thể nó đi một chút. Theo quy tắc này thì cũng không bao giờ đặt nhân vật vào chính giữa của khuôn hình
2.3.Quy tắc hướng nhìn
Huớng nhìn ở đây chính là huớng nhìn của nhân vật. Quy tắc hướng nhìn là luôn để cho hướng nhìn của nhân vật về phía có nhiều khoảng trống hơn (phía trước) trong khuôn hình.
Quy tắc hướng nhìn mở rộng ra một chút còn áp dụng đối với hướng chuyển động của nhân vật, vật thể. Khi quay một người đang đi, một cái xe đang chạy hoặc một đoàn tàu đang hướng về phía trước, ... thì bao giờ cũng phải để cho phía trước họ có nhiều khoảng trống hơn phía sau (ít nhất cũng phải 2/3 khuôn hình) - như vậy thì bức ảnh mới có lối thoát, người xem có cảm giác là nhân vật đang đi lên, đang tiến về phía trước, tiến về một vùng rộng lớn.
Nếu để không gian phía trước ít hơn phía sau của chủ thể thì người xem có cảm giác là chủ thể đang hướng vào đường cùng, ngõ cụt, bế tắc, không lối thoát, đơn độc, ...
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}