BÀI TẬP TRONG KỸ THUẬT THANH NHẠC

Nói về thanh nhạc thì nhiều người chỉ nghĩ đơn giản đó là cách luyện âm, luyện cao độ,...chứ không đòi hỏi những kĩ thuật, bạn đừng nên suy nghĩ như thế, thật ra khi học thanh nhạc lợi ích mang lại cho bạn không chỉ là hát tốt, hát đúng mà cho bạn những kĩ thuật khi xử lí bài hát trên khấu hay khi thu âm.

FLYPRO xin giới thiệu cho bạn những kĩ thuật thanh nhạc từ cổ điển đến hiện đại, giúp bạn trong việc luyện tập và nếu bạn chăm chỉ mỗi ngày luyện những kĩ thuật này bạn có thể tự tin bản thân đủ pro khi hát nhé!

thanh nhạc

NHỮNG KĨ THUẬT THANH NHẠC

1. Lực hát

Lực hát là một kĩ thuật rất cơ bản trong thanh nhạc, để có lực hát tốt, bạn cần tập luyện 2 cách sau:

  • Thứ nhất:

Phần hơi thở, bạn tập hít sâu vào mà thấy cái bụng hơi phình ra là đúng. Bạn tập luyện càng nhiều về hơi thở sẽ giúp phổi giãn nở tốt hơn, chứa được nhiều hơi hơn, cơ hoành khỏe hơn giúp lực đẩy chắc hơn. Lực đẩy càng mạnh, âm thanh càng to. Giống như cách  bạn lấy hơi khi  thổi kèn.

  • Thứ hai:

Muốn âm thanh vang hơn, to hơn, cần đưa âm thanh về phía các khoảng trống giúp cộng hưởng trong cơ thể như cổ họng, khoang miệng, xoang. Càng có hệ thống cộng hưởng âm tốt, âm thanh của bạn sẽ càng to rõ, đầy uy lực.

  • Cách tập: 

Bạn ngậm miệng lại, tạo ra âm Uhm, cố gắng cảm nhận âm thanh đang “gom” lại ngay trước mũi, trán. Cố gắng đẩy hơi mạnh dần để làm âm thanh to hơn, sau khi cảm nhận được vị trí của khoảng vang, bạn hãy tạo ra âm “Uhm-ma”, cao dần, to dần, đẩy hơi mạnh hơn, nhớ thả lỏng toàn bộ vùng cổ, vai, ngực.

2. Rung Ngân

Đây là một kĩ thuật mà ai học thanh nhạc cũng muốn tập được, và chắc chắn ai cũng tập được. Cách tập cũng cực kì đơn giản. Bạn hát một nốt, ngân dài ra, sau đó cứ thay đổi cao độ lên xuống xung quanh nốt nhạc đó, riết rồi các cơ khu vực cổ họng sẽ “nhớ” cách di chuyển lên xuống đó (Cái này trong tiếng anh gọi là Muscle memorry – Trí nhớ cơ).

  • Cách tập: 

Có nhiều cách, bạn có thể tập với cách đơn giản nhất như sau: Bạn hát chữ A, ngân dài rồi hát thấp xuống thành À, rồi lại A, À, A, À. Nhớ là chỉ hát 1 nốt rồi ngân dài, không hát thành nhiều chữ A nhé, bạn có thể xem phim Tazan cho bớt trừu tượng nhé.

3. Cảm xúc

Thật ra gọi đây là một kĩ thuật cũng không hẳn là chính xác, vì cảm xúc  là tự mỗi người đều có cả, chỉ là đôi khi, lúc hát, chúng ta lo để ý quá nhiều vào cao độ, tiết tấu, lời hát mà quên đi phần cốt lõi quan trọng nhất của nghệ thuật đó là Biểu đạt cảm xúc. Khi bạn luyện tập đưa cảm xúc vào bài hát thì tự nhiên về cao độ hay tiết tấu nó sẽ hòa lẫn với nhau 1 cách tốt nhất.

  • Cách tập

Trước khi hát, bạn chỉ cần suy nghĩ về bài hát mình sắp trình bày, từng câu, từng chữ nói lên điều gì, nghĩa trắng, nghĩa đen như thế nào và cố gắng biểu đạt các ý nghĩa của bài hát đó bằng giọng hát của mình. Cảm xúc chỉ đơn giản như vậy nhưng sẽ cần rất nhiều thời gian để tập luyện đấy.

4. Sắc Thái

Đây không chính xác là một kĩ thuật mà gọi đúng hơn là Tư duy và sự tinh tế khi hát. Sắc thái trong Thanh nhạc là cách bạn hát một từ, một câu hát với độ mạnh nhẹ phù hợp

  • Cách tập:

 Bạn lấy một câu hát nào đó. Ví dụ: Câu “Where have you been” trong bài hát cùng tên của ca sĩ Rihanna. Bản thử hát nó với 3 trạng thái cảm xúc khác nhau:

Đau đớn vì bị lừa tình. (Bạn hát như đang quặn đau, âm thanh vừa phải)

Tức giận và căm giận. (Bạn hát như lúc nói chuyện to tiếng, tức giận, âm thanh to, vang)

Buồn, đau nhưng nhẹ nhàng chôn giấu (Bạn hát nhẹ nhàng như lời nói lặng lẽ, thì thầm)

Đấy là sắc thái, bạn cần hiểu ca khúc mình đang hát, và cố gắng diễn đạt nó đúng với cảm xúc, ý nghĩa từng câu chữ.

5. Tập hát những nốt nhạc blues

Nốt Blues chính là những nốt nhạc được hát hoặc chơi (piano, guitar…) khác đi một chút so với cao độ đúng của nó nhằm mục đích diễn cảm. Đặc trưng của sự thay đổi về cao độ trong các nốt nhạc Blues thường là nửa cung (semitone) hoặc ¼ cung (quarter tone) tùy theo cách hát của nghệ sĩ và thể loại âm nhạc.

Nốt Blue trong thanh nhạc có nhiều nốt không phải chỉ có một nốt như một số bạn hiểu nhầm, nhầm lẫn với Âm giai Blues (Blues scale). Nốt Blue ở đây chính là những nốt được hát khác đi về cao độ như đã nói ở trên. Hình bên dưới sẽ cho bạn thấy rõ 3 nốt blues được tô màu xanh (nốt F# trong ngoặc và nốt Gb là một, chỉ khác tên gọi).

Blues notes không chỉ dùng trong nhạc Blues mà còn trong nhiều thể loại sau này như R&B, Soul, Rock & Roll.

  • Cách tập

Các bạn tìm nghe các bản nhạc Blues thời kì đầu, tập theo các câu hát và các nốt đặc biệt. Với kĩ thuật này, việc biết đánh đàn là một lợi thế lớn, còn không biết đánh đàn thì khả năng hát phô khá cao. Bạn nhớ nhé, với nhạc Blues, chính xác là bạn phải hát “hơi phô” một tí, nhưng phải “phô” đúng ngay nốt Blues, nếu “phô” không vô nốt Blues, là phô rần.

Bẻ cong và luyến láy nhiều nốt.

6. Kĩ thuật bẻ cong

Đây là kĩ thuật đặc trưng của nhạc Blues mà sau này trở thành kĩ thuật được sử dụng rất nhiều trong các thể loại R&B, Soul và cả Pop. Kĩ thuật này chỉ đơn giản là cách hát một nốt, sau đó đẩy cao độ nốt nó lên dần dần, kết hợp với Blues notes kĩ thuật Bẻ cong nốt (Bent note)này giúp người hát thả hồn vào âm nhạc và tạo ra các trạng thái cảm xúc lâng lâng, đượm buồn rất hay.

Cần nhớ là với kĩ thuật này, khi hát, bạn phải nhấn mạnh vào âm thanh đầu và nhả nhẹ lại khi bẻ cong lên nốt cao.

Kĩ thuật luyến láy nhiều nốt

Với kĩ thuật này không phải dễ nhưng cũng không quá khó nếu như bạn luyện tập chăm chỉ thì sẽ thành công.

  • Cách tập

Các bạn download một ứng dụng piano về điện thoại hoặc máy tính bảng, ai có Piano càng tốt. Đánh đúng 5 nốt, C, D, E, G, A. Cứ hát tới hát lui mấy nốt ngày cho nhuần nhuyễn, cho nhớ cao độ của nó rồi kết hợp với các kĩ thuật Blues note, Bent note để làm đa dạng câu hát. Khi đã hát tốt dãy nốt trên, bạn có thể tự tạo ra câu riêng của mình với thứ tự nốt thay đổi khác nhau. VD: G, A, G, E, D, C, D, E. Cái này nói hơi khó hình dung, các bạn có thể xem các video hướng dẫn Luyến đơn âm nhiều nốt (Melisma) trên mạng để có thêm kinh nghiệm, trong tương lai mình sẽ làm một loạt video về các kĩ thuật này để các bạn dễ tập hơn.

lớp học thanh nhạc

CƠ HỘI Ở NGAY BÊN BẠN.

Thật hay khi đã có bài viết cung cấp cho bạn những kĩ thuật thanh nhạc và cách thức tập luyện tại nhà, và giờ đây chỉ còn là sự nỗ lực và quyết tâm của bạn nếu thật sự bạn yêu thích học thanh nhạc. Bạn không nên để cơ hội đến mà không nắm bắt vì cơ hội không đợi ta. Đến FLYPRO ngay để được tư vấn về các khóa học thanh nhạc từ cơ bản đến nâng cao, tất cả kĩ thuật thanh nhạc đều được FLYPRO mang vào chương trình học để giúp bạn đạt kết quả tốt nhất. Chúc Bạn thành công nhé!

CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO TRUYỀN THÔNG GIẢI TRÍ FLYPRO

Hotline: 093 847 6979

Email: info@flyprogmail.com

Địa chỉ : 891/10 Nguyễn Kiệm, P.10 Q.Gò Vấp, Tp.HCM

xem thêm:

lớp học thanh nhạc cơ bản

bảng giá khóa học thanh nhạc

những bài tập trong luyện thanh nhạc

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Có thể bạn quan tâm

Bạn muốn tư vấn?


Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Hotline
chat_icon
Zalo
chat_icon
Messenger
Thu gọn Mở rộng