9 kỹ năng VÀNG giúp ghi điểm trong mắt người đối diện
1. Đứng ngồi thẳng lưng nhưng hãy thả lỏng
Tài hùng biện không chỉ nằm ở lời nói mà còn ở ngôn ngữ cơ thể.
Vị trí lưng là nền tảng ngôn ngữ cơ thể và là cơ sở cho sự thuyết phục.
Gù lưng cho thấy bạn thiếu tự tin vào lời nói của mình, thiếu tự tin vào chính bản thân.
Dáng lưng thẳng quá mức lại nói lên bạn là người thiếu quyết đoán.
Dáng lưng thẳng nhưng thư thái đặt bạn vào trạng thái tinh thần và thể chất mà lời nói trôi đi nhẹ nhàng và dễ dàng.
Ảnh minh hoạ
2. Luôn trong tư thế "ngẩng cao đầu"
Vị trí của đầu cũng như vị trí của lưng, điều đã được phản ánh trong những diễn đạt thông thường.
Ngẩng cao đầu – Tự tin và quyết đoán.
Cúi gằm mặt – Bạn bị đánh bại.
Đầu ngẩng cao không chỉ quan trọng trong kĩ năng giao tiếp thuyết phục người khác, mà còn bao hàm yếu tố tâm lý trong đó.
Lời nói như bị nghẹn lại ở cổ khi bạn cúi đầu, hơi khó thoát ra hơn khiến việc diễn đạt không được rõ ràng.
3. Tôn trọng người nghe
Chẳng có nghĩa lý gì nếu không ai nghe bạn, và sẽ không ai nghe bạn khi bạn cứ liếc nhìn khắp phòng hay tâm trí cứ lang thang nơi đâu.
Hùng biện mà mất tập trung chẳng khác gì đọc diễn văn.
Hai trường hợp cần lưu ý: Tránh đảo mắt sang hai bên, vì nó khiến bạn trông thiếu chân thành, và khi cần đọc lại ghi chép thì liếc mắt nhìn xuống chứ đừng cúi gằm đầu.
Ảnh minh hoạ
4. Nói vừa đủ nghe
Nói cho người ngồi sau nghe được mà cũng chẳng làm người đằng trước khó chịu.
Đó là nghệ thuật hùng biện. Nếu không chắc về âm lượng, hãy hỏi người hàng dưới xem họ nghe được không.
Nếu họ trả lời có thì hãy đáp lại bằng giọng vừa phải: “Thế này thì sao?”
Nếu họ trả lời không thì hãy cao lên một mức.
Tuy nhiên, đừng chuyển thành giọng la hét. Trông chẳng giống một nhà hùng biện tí nào.
Gặp tình huống này, sử dụng micro hay đề nghị mọi người xích lại gần.
5. Kết hợp lời nói với cử chỉ
Ảnh minh hoạ
Sử dụng tay để nhấn mạnh những điểm chính.
Cách hay nhất để học kĩ năng giao tiếp này là quan sát cử động của người nổi tiếng hay những diễn giả khi họ nói chuyện.
Để ý rằng, chuyển động tay của họ như “bật ra” từ lời nói. Nếu chưa quen thì cứ để yên.
Nghịch kính, lật giấy, gãi người để làm khán giả xao lãng và do đó che lấp những hạn chế.
6. Thường xuyên di chuyển
Tăng thêm sức nặng cho lời nói bằng cách di chuyển thông minh.
Ví dụ, nếu bạn đang nói chuyện với một nhóm người trên sân khấu, bạn có thể đi từ chỗ này sang chỗ khác để báo hiệu cho họ biết mình đang giới thiệu ý tưởng mới.
Tương tự, tại bàn họp, hơi hướng người về phía trước để nhấn mạnh một chi tiết.
Điều chỉnh vị trí ngồi nếu bạn có ý định chuyển đề tài.
7. Dùng từ mà ai cũng hiểu
Ảnh minh hoạ
Những lời nói sáo (Mà đặc biệt là kiểu nói biz – blab, nói tiếng lóng) không phải tôn chỉ của thuật hùng biệt.
Hãy dùng những câu, những từ thông dụng nhưng ít ai ngờ kết hợp với những cử chỉ gây ấn tượng nhằm trình bày quan điểm.
Hạn chế dùng tiếng lóng, cũng như đừng dùng “từ điển riêng” mà không ai hiểu.
Dùng từ màu mè chỉ khiến bạn giống trưởng giả làm sang hơn là một nhà hùng biện.
Khi giới thiệu một khái niệm mới với khán giả, hãy dùng từ phổ thông.
8. Điều chỉnh tốc độ nói
Nói giọng đều đều khiến mọi thứ bạn nói thành ra nhạt nhẽo.
Thay vào đó, tùy thuộc vào tầm quan trọng của chuyện đang được đề cập mà bạn sẽ điều chỉnh tốc độ nói cho phù hợp.
Khi tổng kết vấn đề hoặc chỉ lướt qua, nói nhanh lên.
Khi cung cấp thông tin mới hay giới thiệu một khái niệm quan trọng, hãy chậm lại.
Ảnh minh hoạ
9. Ngắt quãng đúng lúc
Im lặng không chỉ là vàng, đó là đỉnh cao của thuật hùng biện.
Ví dụ, dừng lại một chút trước khi bước vào một chủ đề quan trọng để tạo sự hồi hộp.
Khán giả lúc này chỉ muốn “nuốt lấy từng lời từng chữ” của bạn.
Tương tự, dừng lại một chút sau khi nói xong để khán giả có thời gian nhận thức tầm quan trọng của chủ đề.
Trên đây là tóm lược 9 cách giúp bạn thu hút người đối diện.
Bạn đã học được gì từ bài viết này?
Đừng ngần ngại đưa ra ý kiến để trao đổi thêm nhé!
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}